Có thể nói đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là niềm ao ước của rất nhiều lao động Việt Nam hiện nay bởi mức lương xkld Nhật cao và nhiều chế độ đãi ngộ cực tốt. Tuy nhiên có nhiều trường hợp người lao động sang Nhật Bản làm việc nhưng chưa hết hạn hợp đồng đã phải về nước. Vậy lý do là vì đâu? Dưới đây là một số lý do chính khiến người lao động phải bỏ dở về nước giữa chừng mà các bạn cần lưu ý.
1. Xuất khẩu lao động “CHUI” bất hợp pháp
Tuy là một thị trường xuất khẩu lao động cực tốt với mức lương cao với các chế độ đãi ngộ cực tốt nhưng chi phí để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là không hề nhỏ. Bởi vì vậy để được sang Nhật, nhiều người lao động đã bất chấp tìm con đường không chính thống như đi du học, du lịch nhưng lại bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp để kiếm thu nhập. Việc cư trú bất hợp pháp, vi phạm luật nhập cảnh có thể bị cảnh sát bắt giữ, trục xuất bất cứ lúc nào và bị ghi tên vào “sổ đen”, và sẽ không có cơ hội quay trở lại Nhật.
2. Sức khỏe không đảm bảo
Ước mơ làm giàu hay suy nghĩ thay đổi cuộc sống là những ước mơ đẹp và suy nghĩ tốt. Chính vì thế, mà rất nhiều lao động mặc dù sức khỏe không đạt yêu cầu. Nhưng, vẫn cố gắng dùng đủ mọi cách để che giấu sức khỏe của mình chỉ với mục đích được đi xuất khẩu lao động làm giàu. Tuy nhiên, họ không thể lường trước được là Nhật Bản không giống như Việt Nam. Tất cả các lao động Việt khi sang Nhật trước khi đến nhận việc, 100% đều phải tham gia khám sức khỏe lại một lần nữa ngay chính tại Nhật Bản. Lúc này, không thể giấu được các bác sĩ Nhật Bản nữa. Do vậy, bạn sẽ phải trở về nước lưng chừng mặc dù có thể bạn chưa làm việc 1 ngày nào. Chính vì vậy trước khi đăng ký tha gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản các bạn cũng nên tìm hiểu: Các điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
3. Công việc không phù hợp
Nhiều lao động Việt Nam thường chạy theo số đông, thấy cả làng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản cùng ngành nghề thì cũng đua theo đăng ký các đơn hàng ngành nghề đó mà không hề cân nhắc rằng các công việc đó có phù hợp với mình không. Điều này là vô cùng gây hại cho quá trình làm việc tại Nhật Bản sau này.
Một số công việc mà người lao động không tiếp xúc nhưng nghĩ rằng mình làm được và không mắc các vấn đề gì khi tiếp cận công việc. Ví dụ: sợ độ cao đi xây dựng, say sóng đi nuôi trồng thủy sản, bị mồ hôi tay đi đơn điện tử, dị ứng thủy hải sản đi đơn chế biến, mù màu ở một số công việc,… Những lao động này họ gần như không có cách nào để tiếp cận những công việc này nhưng đôi khi chính cá nhân họ cũng không biết mình gặp vấn đề đó.
4. Thu nhập không được như mong đợi
Nhiều bạn trẻ khi có định hướng sang Nhật Bản làm việc có quan niệm sẽ kiếm rất nhiều tiền (có những người nghĩ rằng có thể kiếm năm bảy chục triệu mỗi tháng) nên việc sau khi nhập cảnh và mức thu nhập không đảm bảo được con số đó. Họ chán nản, muốn bỏ về cũng là điều không tránh khỏi, và khi không có tâm lý làm việc thì việc buộc phải về nước giữa chừng là điều tất nhiên. Các bạn hãy nhớ rằng đi XKLD Nhật Bản lương cao thật nhưng không phải 1 tấc lên trời như các viễn cảnh mà môi giới lừa đảo vẽ ra cho các bạn đâu.
5. Trộm cắp trên đất nước Nhật Bản và bị trục xuất về nước
Tại Nhật Bản văn hóa công cộng là rất cao, tỷ lệ trộm cắp tại Nhật Bản là rất thấp. Chính vì vậy mà người Nhật Bản vô cùng ghét những người có thói tắt mắt, trộm cắp.
Rất nhiều trường hợp người lao động đi Nhật Bản gặp phải do văn hóa tại Nhật gần như không có trộm cắp vặt nên họ đôi khi không cẩn thận chú ý và bảo vệ tài sản. Trong tình huống quá dễ dàng người lao động hay “tiện tay” và gây đến hậu quả không lường trước được.
6. Đình công trong xí nghiệp
Như chúng ta cũng biết, Nhật Bản là quốc gia đề cao sự an toàn và họ rất sợ lộn xộn trong đám đông. Chính vì thế, mà nhiều bạn đã trúng tuyển đơn hàng rồi và đang học tiếng để chờ đợi ngày bay nhưng lại có hành vi gây gổ đánh nhau. Thì, ngay lập tức người đó sẽ khó có cơ hội được sang Nhật vì người Nhật sợ bạn sang không chịu làm mà lại đi đánh nhau. Do đó, khi sang Nhật làm việc mà bạn thấy những tình huống như kéo bè cánh, đánh nhau, chửi nhau gây mất trật tự công cộng. Thì cũng chỉ nên nhắc nhở là cùng, tuyệt đối không được can thiệp. Vì, nếu can thiệp vào bạn rất dễ trở thành một trong những đối tượng đó. Hậu quả là bạn sẽ bị trục xuất về nước.
7. Gây mất trật tự cộng đồng
Những tình huống gặp phải như cãi nhau, đánh nhau, kéo bè cánh gây mất trật tự công cộng, ảnh hưởng tới xung quanh hoặc xí nghiệp tiếp nhận. Nhiều sự việc như: vợ chồng, bạn bè, người thân trong gia đình làm việc hoặc học tập ở gần liên tục đến thăm gây ồn ào đến xung quanh, khi nhắc nhở nhiều lần không được dễ dẫn đến việc người lao động phải về nước giữa chừng.
8. Khủng hoảng tâm lý, khó làm quen với môi trường sống, thời tiết dẫn đến không đáp ứng được công việc
Ban đầu khi đặt chân đến Nhật Bản ai cũng sẽ thấy nhớ nhà, lạ lẫm với mọi thứ. Nhiều người tầm 30 tuổi làm ăn xa nhiều nhưng lần đầu đặt chân sang nước bạn cũng thấy việc làm quen môi trường sống ở đây khó khăn, chứ đừng nói đến những bạn trẻ. Kể cả bạn 35 tuổi, từng trải nhiều thì khi lần đầu đến Nhật, tâm lý cũng bị “trấn động”. Dẫn đến nhiều trường hợp khủng hoảng tâm lý, khó làm quen với môi trường sống, thời tiết dẫn đến không đáp ứng được công việc.
Bên cạnh đó, một số công việc mà người lao động không tiếp xúc nhưng nghĩ rằng mình làm được và không mắc các vấn đề gì khi tiếp cận công việc. Ví dụ: sợ độ cao đi xây dựng, say sóng đi nuôi trồng thủy sản, bị mồ hôi tay đi đơn điện tử, dị ứng thủy hải sản đi đơn chế biến, mù màu ở một số công việc,… Những lao động này họ gần như không có cách nào để tiếp cận những công việc này nhưng đôi khi chính cá nhân họ cũng không biết mình gặp vấn đề đó.
Còn rất nhiều lý do khác nữa khiến người lao động về nước lưng chừng khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Trên đây, chỉ là một số những lý do thực tế nhất và thường xảy ra với người lao động. Vì vậy khi các bạn có ý định đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hãy tìm hiểu thật kỹ và tìm đến những doanh nghiệp xuất khẩu lao động uy tín để được định hướng một cách đúng đắn nhất nhé.
Những thay đổi mới nhất về chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2019