Chào bạn, bạn hoàn toàn không phải bồi thường khoản tiền 10tr kia nhé. Có lẽ bạn đang bị môi giới chèn ép. Nhưng bạn đừng lo, nếu bạn làm đúng luật của nhà nước Việt Nam thì bạn không có gì phải sợ. Nếu bạn rút hồ sơ thì bạn chỉ cần bồi thường các khoản tiền mà công ty đã bỏ ra lo làm thủ tục cho bạn như: chi phí làm hồ sơ, khám sức khỏe, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí tài liệu học tập, ăn, ở trong thời gian đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa)”. (Các bạn cũng nên tìm hiểu thêm về: Các thủ tục và điều kiện đi xuất khẩu lao động Đài Loan để hiểu rõ hơn )
Quy định về việc hủy đơn hàng đi xuất khẩu lao động của người lao động
Theo quy định tại Điểm c Tiểu mục 1 Mục 5 Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006 và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì:
“Doanh nghiệp dịch vụ phải cam kết với người lao động về thời gian chờ xuất cảnh sau khi người lao động trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài.
Trong thời gian doanh nghiệp dịch vụ đã cam kết, nếu người lao động không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nữa thì doanh nghiệp dịch vụ phải trả lại hồ sơ cho người lao động và người lao động phải chịu các khoản chi phí mà doanh nghiệp dịch vụ đã chi (nếu có) để làm thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm: chi phí làm hồ sơ, khám sức khỏe, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí tài liệu học tập, ăn, ở trong thời gian đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa)” .
Ngoài ra, Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH cũng quy định:
“Doanh nghiệp dịch vụ chỉ được thu tiền dịch vụ và tiền môi giới của người lao động sau khi ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động và người lao động được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp thị thực nhập cảnh (visa).”
Như vậy, doanh nghiệp chỉ được thu tiền môi giới của người lao đồng sau khi ký hợp đồng lao động.
Mặt khác, Điều 20 Bộ luật lao động 2012 quy định những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động:
– Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
– Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
Trong trường hợp này khi bạn muốn rút hồ sơ xuất khẩu lao động đối với đơn hàng này mặc dù mình đã trúng tuyển thì vẫn được, bạn được quyền yêu cầu công ty trả lại tiền mà công ty đã giữ nếu hai bên không có quy định nào khác. Tuy nhiên khu hủy đơn hàng bạn sẽ phải thanh toán các khoản chi phí mà công ty đã bỏ ra cho mình trước đó đến lúc mình thi tuyển đơn hàng.
Ví dụ như: chi phí làm hồ sơ, khám sức khỏe, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí tài liệu học tập, ăn, ở trong thời gian đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa).
Nếu công ty không giải quyết thì bạn khiếu nại đến Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai. Hoặc bạn có thể kiện ra Tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng.