Nhiều sinh viên du học tại Nhật Bản thường được nghe về Baito (arubaito) tuy nhiên chưa thực sự hiểu Baito là gì? Và những điều bạn cần ghi nhớ kỹ khi làm Baito tại Nhật sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này.
Từ A-Z về văn hóa ẩm thực Nhật Bản những điều có thể bạn chưa biết biết !
Bóng chày Nhật Bản, môn thể thao “VUA” trên xứ sở hoa Anh Đào
Sống tại Nhật: nếu không muốn bị kỳ thị đừng dại làm những điều này
Du học sinh khi sống ở Nhật, điều quan trọng nhất là kiếm việc làm thêm (baito) để chi phí những khoản khác và hơn nữa là có một khoản tiền để gửi về cho gia đình . Nhưng để tự mình xin việc khi tiếng nhật chưa đủ tốt là điều cực kỳ khó khăn và hơn nữa để được người chủ coi trọng và đãi ngộ tốt với mình thì không hề dễ dàng chút nào. Vậy làm thế nào để không bị sa thải khi làm Baito tại Nhật?
I. Baito là gì?
Baito (còn gọi là arubaito) chỉ công việc làm thêm dành cho sinh viên (công việc bán thời gian) tại Nhật Bản. Công việc baito thường là công việc đơn giản, gần gũi với cuộc sống thường ngày giúp sinh viên tìm hiểu đời sống thực tế ngoài sách vở, kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống.
Mức lương làm thêm baito tại Nhật Bản
Công việc làm thêm ở Nhật Bản có lương khá hấp dẫn , bạn có thể tìm cho mình một công việc như bán hàng trong siêu thị, phục vụ quán ăn, cà phê, phát báo, làm trong các xí nghiệp rau quả và cơm hộp… Lương làm thêm ở Nhật được tính theo giờ, trung bình 650 – 900 Yên/giờ ở khu vực Fukuoka hoặc 750 – 1000 Yên/giờ ở khu vực Kobe, Nagoya và 800 – 1200 Yên/1 giờ ở Tokyo.
Bạn có thể làm 4h/ngày nhưng không được quá 28h/tuần. Đây là quy định ở Nhật, vì họ sợ rằng nếu sinh viên làm thêm quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc học. Và đây cũng là một trong những điểm ràng buộc đối với các sinh viên coi việc đi làm thêm quan trọng hơn việc học.
Quy định về việc làm thêm baito tại Nhật Bản
– Yêu cầu ghi rõ điều kiện làm việc: Thông thường, sẽ không có hợp đồng lao động trong trường hợp SV làm thêm. Khi đó, nên yêu cầu phía thuê người ghi rõ điều kiện làm việc như giờ giấc, tiền lương, cách chi trả và các khoản đãi ngộ khác.
– Ghi lại giờ và ngày làm việc, cùng với tiền lương nhận được: Để tránh mọi xích mích có thể xảy ra, sinh viên nên ghi lại những thông tin này và kiểm chứng lại xem mọi tính toán có chính xác không.
– Không muộn giờ hoặc vắng mặt không lý do: Người Nhật rất nghiêm túc trong công việc, đặc biệt trong việc giữ đúng giờ và lịch làm việc. sinh viên nên cố gắng quan sát và học hỏi cách làm từ những người xung quanh.
– Qui định về thời gian làm thêm: sinh viên chính qui tại các trường đại học (bậc đại học và sau đại học), cao đẳng, trung cấp: Tối đa 28 giờ/tuần (8 giờ/ngày trong các kỳ nghỉ dài ngày); Nghiên cứu sinh hoặc sinh viên dự thính: Tối đa 28 giờ/tuần (8 giờ/ngày trong các kỳ nghỉ dài ngày); sinh viên dự bị đại học: Tối đa 4 giờ/ngày.
– Nghĩa vụ nộp Thuế: Sinh viên có thể sẽ bị trừ thuế từ phần thu nhập của mình (Đây cũng là một trong các điều kiện cần xác minh). Phía thuê người sẽ trích lại phần thuế thu nhập và đóng thay và báo cho sinh viên biết. sinh viên có thể nhận được nhiều giấy báo như vậy nếu làm nhiều công việc trong một năm nhưng mức thuế thu nhập cuối cùng sẽ được tính trên tổng thu nhập của sinh viên trong năm đó, thường thấp hơn tổng số tiền sinh viên đã đóng.
II. Những điều bạn cần nên tránh nếu không muốn bị sa thải khi làm baito tại Nhật
Thông thường du học sinh phải thông qua trường học hoặc người quen giới thiệu và có nhiều bạn còn tìm việc thông qua môi giới. Nhưng đến khi có việc làm thêm nhưng lại xảy ra nhiều trường hợp mới làm được 1 tháng đã bị sa thải điều đó vừa khiến các bạn mất công, mất sức và lại phải tiếp tục đi tìm một chỗ làm khác. Và nguyên nhân chính dẫn đến việc này là do trình độ tiếng Nhật chưa tốt.
Tuyệt đối không được tự ý thay đổi ngày làm việc sau khi ký hợp đồng
Có những bạn du học sinh khi phỏng vấn thì nói: “Tôi có thể làm việc vào thứ 7, Chủ Nhật.” Nhưng sau khi được tuyển vào thì lại bảo: “Tôi không thể đi làm thứ 7, Chủ Nhật được”, vì thế mà bị đuổi việc.
Lý do bạn bị đuổi việc tại nơi làm bởi vì điều này là rất dễ hiểu, nhất là các quán ăn nhà hàng, lượng công việc vào hai ngày cuối tuần tăng cao nên họ cần những người có thể đi làm vào hai ngày đó. Nếu bạn biện minh vì trường học nghỉ nên bạn cũng không muốn đi làm thì họ sẽ nói rằng: “Vậy chúng tôi không cần bạn vào làm nữa”. Và đnếu bạn tự ý thay đổi lịch làm việc cũng chứng minh bạn rất vô tổ chức và không tôn trọng người quán lý tại nơi bạn đang làm việc.
Cách tốt nhất là ngay khi phỏng vấn, bạn cần trao đổi rõ ràng nguyện vọng của bản thân cũng như hiểu được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nếu làm tại các nhà hàng, bạn buộc phải chấp nhận làm thêm cả ngày thứ 7, Chủ Nhật và ngày lễ.
Khi không hiểu nội dung công việc nhất đinh phải hỏi lại lần nữa cho chắc chắn
Hầu như đây là lỗi mà ai học ngoại ngữ cũng một lần mắc phải. Mặc dù nghe không hiểu gì vẫn gật đầu nói “Hai, Wakarimashita” – Vâng, tôi hiểu rồi.
Nếu là cuộc nói chuyện bình thường thì không xảy ra vấn đề gì lớn nhưng trong công việc, khi nghe không hiểu chỉ thị của cấp trên mà lại nói hiểu rồi sẽ làm sai chỉ thị, làm ảnh hưởng đến công việc chung của tập thể. Bạn sẽ bị đánh giá kém, có khả năng bị đuổi việc là rất cao.
Để tránh những trường hợp thế này, khi không hiểu, bạn nên nói:
“すみません、よくわかりませんでした。もういちどおしえてもらえませんか”
Sumimasen, yoku wakarimasendeshita. Mouichido oshietemoraemasenka – Xin lỗi, tôi vẫn chưa hiểu lắm. Anh/chị có thể nhắc lại một lần nữa được không ạ?
Các bạn đã vượt qua các điều kiện tuyển lao động Nhật Bản rồi thì phải biết được rằng để sang được Nhật học tập và làm việc khó khăn tới mức nào. Chính vì vậy các bạn đừng ngạy ngại người Nhật trách mắng, họ sẽ giải thích rõ cho bạn,chỉ cần bạn không làm sai chỉ thị được giao. Điều quan trọng họ cần ở một người nhân viên đó chính là biết tiếp thu , có trách nhiệm, và được việc.
Nếu có kế hoạch đột xuất phải thông báo ngay với người quản lý
Như các bạn cũng đã biết người Nhật vốn từ lâu đã nổi tiếng là tuân thủ nội quy và giờ giấc. Chính vì vậy nếu chỉ cần bạn đi làm muộn 1 lần thì người khác cũng có thể đánh giá bạn là vô dụng trong toàn bộ công việc rồi.
Một trong những nguyên nhân gây sa thải nhiều nhất thường là đi trễ, đột ngột nghỉ việc mà không báo trước…Trong công ty, việc giao sản phẩm cho khách hàng đúng thời hạn là chuyện hiển nhiên. Nếu vì ai đó đột nhiên nghỉ việc làm chậm trễ giao hàng cho khách sẽ khiến công ty mất việc, làm ảnh hưởng đến uy tín, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ bị phá sản.
Cho nên, trong công ty cũng như chỗ làm, nếu vì lý do nào đó bạn phải nghỉ thì hãy thông báo trước cho người quản lý ít nhất 1 tuần, để họ nhanh chóng sắp xếp xử lý, không ảnh hưởng đến công việc.
Hoặc trên đường đi phát sinh sự cố ngoài ý muốn làm bạn sẽ phải đến trễ, thì hãy nhanh gọi điện thoại cho người quản lý thông báo rõ tình hình. Tuyệt đối, tránh việc không thông báo liên lạc gì khi đến nơi lại vội vàng thanh minh, viện lý do.
Không biết cách chào hỏi khách hàng
Lời chào Aisatsu (あいさつ) là điều cơ bản nhất khi làm trong môi trường Nhật Bản. Với người Nhật, chào hỏi là một trong những cách thức giao tiếp quan trọng với người khác. Đó được xem là việc mà ai cũng có thể làm được, vì vậy người không biết chào hỏi sẽ bị đánh giá là không làm được việc gì.
Ngoài ra, cách chào cũng quan trọng. Nếu bước vào chỗ làm mà chào với vẻ mặt buồn rầu, giọng nhỏ xíu sẽ bị cho là không có tinh thần làm việc. Những người biết chào hỏi nghiêm túc với vẻ mặt tươi tắn, giọng to rõ ràng, đầy sức sống, rất được người Nhật quý mến và thích làm việc cùng. Vì vậy các bạn hãy bắt đầu ngày làm việc với lời chào thật khỏe khoắn nhé. Chúc các bạn thành công!
III. Nếu các bạn chưa biết cách xin làm baito tại Nhật có thể tham khảo các bước xin làm baito tại Nhật được chia sẻ trên cộng đồng du học sinh đang sống và làm việc tại Nhật Bản dưới đây :
Bước 1: Xin giấy phép làm thêm
Để có thể làm thêm, du học sinh cần phải đăng kí để nhận được “Giấy phép làm thêm” (資格外活動許可書 – shikakugaikatsudo kyokasho). Giấy phép này phải xuất trình khi đi xin việc làm thêm hoặc khi đựoc nhận vào làm.
Đối tượng nào được cấp giấy phép làm thêm?
Học sinh/ sinh viên phải đảm bảo những yêu cầu dưới đây mới được cấp giấy phép làm thêm
Chú ý: Nếu du học sinh không có giấy phép, làm quá giờ cho phép, làm công việc không phù hợp với nội dung cho phép thì sẽ bị phạt hoặc trục xuất về nước.Việc làm thêm sẽ do trường bạn đang theo học giới thiệu hoặc do tự tìm kiếm bên ngoài.
Thời gian làm thêm/ tuần:
– Đối với sinh viên hệ chính quy: Dưới 28 tiếng/ tuần. – Đối với nghiên cứu sinh và sinh viên dự thính: Dưới 14 tiếng/ tuần. – Trong kỉ nghỉ (xuân, hạ, đông): Dưới 8 tiếng/ ngày.
Tính chất công việc làm thêm: Sinh viên không đựoc phép làm việc tại các địa điểm giải trí, quán bar, vũ trường, quán rượu…Sinh viên nào bị phát hiện làm việc tại những địa điểm trên sẽ bị phạt nặng.
Một số thông tin về giấy phép làm thêm
Nơi xin giấy phép: Cục quản lý xuất nhập cảnh (Tokyo hoặc địa phương)
Giấy tờ cần thiết: Giấy chứng nhận đang đi học của trường bạn học, thành tích học tập kỳ trước, hộ chiếu kèm visa còn hiệu lực, thẻ đăng ký người nước ngoài (外国人登録証明書)
Thời hạn giấy phép có hiệu lực: Thường là 2 năm hoặc là thời hạn visa của bạn (nếu thời hạn này ít hơn 2 năm), sau khi hết hạn mà bạn muốn đi làm thì bạn sẽ phải xin lại.
Bước 2: Tìm và xin việc
Thường các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam hay làm các công việc baito như: Làm ở các combini – Cửa hàng tiện lợi, Phát báo, Rửa bát, Làm trong siêu thị, cửa hàng ăn nhanh McDonald, Lập trình, Phục vụ khách sạn, Nấu ăn, Dạy tiếng Việt cho người Nhật, dịch thuật tài liệu... Dưới đây là một vài cách tìm việc mà các bạn có thể tham khảo dưới đây để dễ dàng xin được việc hơn
Cách 1: Có người quen giới thiệu Nếu bạn có người quen đang làm trong một quán ăn và giới thiệu bạn vào đó làm, hoặc người đó không làm ở đó nữa và giới thiệu bạn vào thay. Đây là cách dễ nhất được nhiều du học sinh sử dụng vì chủ quán sẽ yên tâm tin tưởng bạn do có sự giới thiệu.
Cách 2: Tìm quanh khu phố bạn sống, thường là ở các nhà ga lớn gần chỗ bạn sống Ở các nhà ga tàu điện lớn tập trung nhiều siêu thị, cửa hàng ăn uống, cửa hàng tiện lợi,… khi cần tuyển người làm thêm, các cửa hàng sẽ dán thông báo アルバイト募集 arubaito boshuu (arubaito mộ tập) ở trước cửa. Bạn có thể vào hỏi hay gọi điện thoại hỏi.
Cách 3: Thông qua báo giới thiệu việc làm miễn phí. Các báo này thường gọi là フリーペーパー (free paper, báo miễn phí) …phát ở các cửa hàng, siêu thị, combini,… gần nơi bạn sống. Báo phát hành vào thứ 2 hoặc thứ 5, bạn nên lấy báo ngay sau khi phát hành và gọi điện ngay do các cửa hàng, hàng quán thường là cần người ngay.
Cách 4: Thông qua các trang web giới thiệu việc làm thêm Một số trang web giới thiệu việc làm thêm cho du học sinh: http://www.baitoru.com/ http://townwork.net
Bạn có thể tìm ở khu vực ga tàu điện mà bạn muốn. Các công việc bao giờ cũng được sắp xếp theo khu vực và chủng loại công việc nên có thể dễ dàng tìm kiếm.
Cách 5: Thông qua trường bạn học giới thiệu. Thông thường là các công việc như lập trình (nếu bạn học đại học về công nghệ thông tin), gia sư,… thì các trường có kênh giới thiệu việc cho du học sinh, bạn có thể thỉnh thoảng ghé qua đó xem có công việc nào phù hợp không.
Các bạn có thể tham khảo thêm cách gọi điện xin được đi làm thêm được thầy Dũng Mori chia sẻ dưới đây để giúp cho bạn dễ dàng xin việc hơn
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn về baito và một số công việc cũng như cách xin việc làm baito ở Nhật. Hy vọng rằng với những chia sẻ này sẽ giúp các bạn sớm tìm được cho mình những công việc baito tại Nhật phù hợp với bản thân nhất để có một cuộc sống tại nước Nhật thoải mái hơn. Chúc các bạn thành công!
Tham khảo thêm một số thông tin về Nhật Bản được nhiều người quan tâm:
Tỷ giá tiền Nhật Bản hôm nay và ý nghĩa các hình ảnh được tin trên tiền Nhật Bản
Xem giờ hiện tại ở Nhật Bản, Việt Nam cách nhật bản mấy giờ?
Xem bản đồ chi tiết các tỉnh và thành phố của Nhật Bản
Tìm hiểu chi tiết về các tỉnh, thành phố của Nhật Bản
Top những bộ phim học được Nhật Bản nên xem một lần trong đời khi còn trẻ
Tìm hiểu về những nết đặc sắc trong nghệ thuật gấp giấy Origami của người Nhật
Tìm hiểu về bộ kimono trang phục truyền thống lâu đời của xứ sở hoa Anh Đào
10 thông tin quan trọng về xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2018 mà người lao động nên biết
Bảng giá chi phí xuất khẩu lao động Nhật bản mới nhất năm 2018