Chắc có lẽ các “thánh rượu bia” của Việt Nam khi đi xuat khau lao dong Nhat Ban không xa lạ gì với câu thần chú trên bàn nhậu của người Việt “Rượu bất khả ép, ép bất khả từ, ai lừ đừ thì từ từ mà uống”, đó cũng chính là văn hoá trên bàn nhậu của người Việt.
- Tìm hiểu lễ hội Obon và trang phục của người Nhật trong lễ hội Obon
- Điểm danh những môn võ Nhật Bản tiêu biểu nổi tiếng khắp thế giới
- Văn hóa Manga – Không chỉ là truyện tranh Nhật Bản mà còn là nét đẹp văn hóa
Vậy với người Nhật thì như thế nào nhỉ? Trên bàn nhậu có điều gì đặc biệt mà xác sếp Nhật lại rất thích nhân viên của mình uống rượu tốt?
1. Trên bàn nhậu sếp hay nhân viên đều bình đẳng như nhau
Có lẽ nhiều bạn du học sinh và tu nghiệp sinh đã quen thuộc với hình ảnh người Nhật lễ phép, xem trọng hình thức…Nhưng bạn có biết trên bàn nhậu, họ lại có 1 luật bất thành văn đó là “trong bàn nhậu, tất cả đều bình đẳng” hay còn gọi là Bureikō.
Với Bureikō, bạn có thể nói chuyện, xưng hô một cách thoải mái nhất với đồng nghiệp, cũng như cấp trên của mình như những người bạn.
Nhưng văn hoá này chỉ áp dụng trên bàn nhậu, còn trong công việc và học tập các bạn phải tuyệt đối tôn trọng cấp trên cũng như các sensei của mình nhé.
2. Thích “hàng” nguyên chất
Nếu tại Việt Nam nhiều thanh niên uống rượu hay bỏ đá vào bia rồi pha nước ngọt với rượu. Nhưng khi sang Nhật các bạn hãy bỏ ngay thói quen đó đi nếu không muốn bị khinh nhé. Người Nhật họ thích uống bia lạnh, thế nhưng hầu hết không dùng đá bỏ vào ly như ở Việt Nam đâu. Họ thích thưởng thức hương vị nguyên chất của rượu, bia, nên đa số không dùng đá, mà thay vào đó sẽ ướp lạnh.
3. Không uống rượu tự sướng 1 mình
Nếu như hầu hết chúng ta đều có chung tâm lý rằng, sợ 1 anh chàng nào đó ngồi kế bên ăn gian bằng cách bán bia cho mình hoặc để chuốc say chúng ta, thì ngược lại đây là một văn hoá không thể thiếu trên bàn nhậu của người Nhật.
Bạn nhậu người Nhật của bạn sẽ luôn để ý và chăm sóc ly của bạn lúc nào cũng đầy, và bạn cũng phải làm lại như vậy với họ thì mới được xem là lịch sự, tôn trọng lẫn nhau.
Nhiều thanh niên lúc đầu mới sang Nhật chưa quen nên cứ theo kiểu hồn ai nấy giữ sợ say không về được nên vô tình làm cho bản thân bị mất điểm trong mắt các đồng nghiệp cũng như cấp trên của mình.
4. Quẩy hết mình
Đối với những bạn du học sinh hay tu nghiệp sinh vượt qua các điều kiện tuyển xkld Nhật Bản mới sang làm việc chưa quen với phong cách uống rượu của Người Nhật hay tỏ ra e dè và giữ mình, vì sợ bị đánh giá hoặc lòi những tật xấu của mình.
Nhưng điều đáng nói ở đây là liệu các bạn có giữ mình mãi được trong các cuộc vui? Sự chân thành của người Nhật thật sự sẽ làm cho các bạn bất ngờ có khi còn bị Sock nặng đó. Vì vậy các bạn đừng bất ngờ nếu vô tình bắt gặp một đồng nghiệp, hay cấp trên của mình nằm ngoài công viên, bởi vì không thể về nhà nổi sau các cuộc vui cùng với đồng nghiệp và các anh em chiến hữu.
5. Làm ra làm chơi ra chơi, quẩy hết mình như không bao giờ quên nhiệm vụ
Như các bạn cũng thấy đấy người Nhật nhiệt tình và sẵn sàng chơi xả láng ở cuộc nhậu đêm trước, nhưng sáng hôm sau vẫn thấy họ tỉnh táo và có mặt đúng giờ ở công ty như không có chuyện gì xảy ra cả. Chúng ta thường hay có tư tưởng là hôm nay chơi hết mình, hôm sau mệt thì xin nghỉ cũng được. Nhưng điều này sẽ không bao giờ có trong các doanh nghiệp Nhật. Chơi gì thì chơi uống gì thì uóng nhưng công việc thì vẫn là công việc. Sẽ không bao giờ có chuyện uống rượu say thì ngày hôm sau bạn được quyền xin nghỉ làm. Đây là điều đại kỵ ở công ty Nhật, nên các bạn hãy chú ý vấn đề này nhé. Đã mất chi phí đi Nhật rồi thì dù là đi học hay đi làm thì cũng hãy chơi được thì học được, làm được nhé.
Tham khảo thêm một số thông tin về Nhật Bản được nhiều người quan tâm:
Tỷ giá tiền Nhật Bản hôm nay và ý nghĩa các hình ảnh được tin trên tiền Nhật Bản
Xem giờ hiện tại ở Nhật Bản, Việt Nam cách nhật bản mấy giờ?
Xem bản đồ chi tiết các tỉnh và thành phố của Nhật Bản
Tìm hiểu chi tiết về các tỉnh, thành phố của Nhật Bản
Top những bộ phim học được Nhật Bản nên xem một lần trong đời khi còn trẻ
Tìm hiểu về những nết đặc sắc trong nghệ thuật gấp giấy Origami của người Nhật
Tìm hiểu về bộ kimono trang phục truyền thống lâu đời của xứ sở hoa Anh Đào
10 thông tin quan trọng về xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2018 mà người lao động nên biết
Bảng giá chi phí xuất khẩu lao động Nhật bản mới nhất năm 2018