Tuần lễ Vàng Nhật Bản (ゴールデンウィーク Golden Week, viết tắt GW?) là một tuần lễ trong năm từ ngày 29 tháng 4 đến đầu tháng 5, trong đó có một số là ngày lễ của Nhật Bản. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động,du học sinh, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội sẽ đều được nghỉ trong những ngày này.
Lịch đỏ Nhật Bản – Các ngày nghỉ lễ của nhật bản trong năm 2019
Với những người lao động không được nghỉ lễ do đặc thù công việc, đi làm vào ngày lễ sẽ có quyền lợi là ngày nghỉ có hưởng lương – ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. Ngoài hưởng lương 300% vào đợt nghỉ lễ, nếu đi làm vào 2 ngày nghỉ cuối tuần này, người lao động sẽ được hưởng 200% lương.
Dưới đây là lịch nghỉ lễ tuần lễ Vàng năm 2019 tại Nhật Bản các bạn hãy xem và lên kế hoạch cho mình để có một tuần lễ vàng tại Nhật tuyệt vời nhất nhé.
Nội các Nhật Bản đã quyết định thông qua một dự luật chấp nhận kì nghỉ lễ kéo dài tới hơn một tuần lễ trong dịp Thiên hoàng thoái vị vào năm 2019. Như vậy, tất cả người lao động sẽ có được một kì nghỉ Tuần lễ vàng ở Nhật năm 2019 dài tới 10 ngày kể từ cuối tháng 4.
Cụ thể, vào ngày 1/5/2019, Hoàng thái tử Naruhito sẽ chính thức lên ngôi tiếp nhận vị trí của Nhật hoàng Akihito, và sẽ tiến hành lễ đăng cơ để ngồi vào Ngai Hoa Cúc. Với việc ngày 29/04 và từ ngày 03 – 06/05 đã được xác nhận như là ngày lễ quốc gia của năm 2019, ngày 30/04 và 02/05 cũng sẽ chính thức trở thành ngày nghỉ lễ, do Luật của đất nước quy định rằng một ngày trong tuần nằm xen giữa các ngày lễ chính thức của đất nước cũng sẽ được tự động tính như là ngày lễ.
Kì nghỉ dài của toàn đất nước sẽ bắt đầu từ ngày 27/04. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử, người lao động toàn Nhật Bản sẽ được hưởng một kì nghỉ 10 ngày bắt đầu từ 27/04, thứ 7 cho đến hết 06/05, thứ 2.
Tuần Lễ Vàng ở Nhật Bản có từ bao giờ?
Đạo luật Ngày lễ Quốc gia, được ban hành vào tháng 7 năm 1948, đã tuyên bố chín ngày lễ chính thức. Khi mà nhiều người tập trung trong một tuần kéo dài từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5, nhiều ngành công nghiệp giải trí đã trải qua những bước ngoặt trong doanh thu của họ. Ngành công nghiệp điện ảnh cũng không ngoại lệ. Năm 1951, bộ phim Jiyū Gakkō đã đạt được doanh số bán vé cao hơn trong suốt tuần nghỉ lễ này so với bất kỳ thời gian nào khác trong năm (bao gồm dịp mừng năm mới và Obon). Điều này khiến giám đốc điều hành của Daiei Film Co., Ltd. đặt ra tên gọi cho tuần lễ này là “Tuần lễ Vàng” (Golden Week), dựa trên từ tiếng lóng trên sóng phát thanh Nhật Bản “giờ vàng,” biểu thị khoảng thời gian có xếp hạng người nghe cao nhất. Vào thời điểm đó, ngày 29 tháng 4 là một ngày lễ quốc gia chào mừng sự ra đời của Thiên hoàng Chiêu Hoà. Sau khi ông qua đời vào năm 1989, ngày này được đổi tên thành “Ngày Xanh” (Greenery Day). Năm 2007, Ngày Xanh được chuyển sang ngày 4 tháng 5, và ngày 29 tháng 4 được đổi tên thành Ngày Chiêu Hoà để tưởng niệm tới cố Thiên hoàng.
*Ngày quốc lễ đầu tiên trong tuần lễ vàng là ngày 29/4, ngày kỷ niệm sinh nhật của Thiên Hoàng Chiêu Hòa, vị Thiên Hoàng thứ 124 của Nhật Bản theo danh sách Thiên Hoàng truyền thống. Ông làm vua từ năm 1926 đến năm 1989, có thời gian trị vì dài hơn bất cứ một Thiên Hoàng nào khác trong lịch sử Nhật Bản và là vị vua cuối cùng ủng hộ sự thần thành của Thiên hoàng. Trong thời kỳ này, xã hội Nhật Bản đã có sự thay đổi lớn lao.
* Ngày hiến pháp (3/5), ngày này có từ 1947 để kỷ niệm việc một thể chế mới được thiết lập và có hiệu lực tại Nhật Bản sau Thế chiến thứ hai
* Ngày Cây xanh (4/5), giữa năm 1985 đến 2006 là ngày “Kokumin no kyuujitsu” (ngày nghỉ của công dân), sau đó đổi thành “Midori no hi” (lễ xanh hay Greenery day). Ngày này cũng giống như Tết Đoan Ngọ (Tết diệt sâu bọ, bảo vệ mùa màng) ở Việt Nam ta.
*Tết thiếu nhi (5/5), khác với nước ta là ngày 1/6. Ở Nhật Bản tết thiếu nhi là ngày 5/5, đây là ngày lễ để cầu cho sức khỏe và hạnh phúc của trẻ em. Người ta thường treo cờ cá chép vào ngày này.
Những hoạt động chủ yếu trong tuần lễ vàng ở Nhật Bản
Như các bạn cũng đã biết cuộc sống tại Nhật Bản hầu như gắn liền với sự bộn bề của công việc. Người Nhật cũng vậy họ nổi tiếng là chịu khó và chăm chỉ, họ chăm chỉ tới mới quên cả việc để bản thân nghỉ ngơi. Chính vì vậy mà tại Nhật trong 1 năm có rất nhiều ngày nghỉ, ngày lễ khác nhau. Nhằm để cho người Nhật nghỉ ngơi, đi dã ngoại, cho họ có cảm giác thoải mái sau những thời gian căng thẳng trong công việc. Và tuần lễ vàng cũng vậy, là một trong 2 chuỗi ngày nghỉ dài nhất tại Nhật Bản. Vậy trong chuỗi ngày nghỉ này người Nhật thường làm gì, đi đâu? Các bạn hãy cùng công ty xuat khau lao dong nhat ban tìm hiểu nhé.
Vào dịp nghỉ lễ Tuần Lễ Vàng, nhiều công dân Nhật dành thời gian nghỉ ngơi trong kỳ nghỉ này, và một số công ty đóng cửa hoàn toàn và cho nhân viên nghỉ. Trong khoảng thời gian nghỉ lễ tương đối dài này, người Nhật chuẩn bị hành trang du lịch sang nước ngoài để tận hưởng sau những ngày làm việc chăm chỉ, mệt nhọc. Du lịch nước ngoài là là một điều hấp dẫn đối với người Nhật. Nhưng du lịch trong nước cũng không kém phần hấp dẫn, và những địa điểm được chọn nhiều nhất trong năm nay là đi tắm biển ở đảo Okinawa, lên đảo Yakushima. Địa điểm nước ngoài được chọn nhiều nhất là các nước Châu Âu như Hawaii, Guam,… Để sang được Nhật làm việc thì các bạn phải bỏ ra một khoản chi phí đi xkld Nhật Bản tương đối lớn nhưng bù lại các bạn sẽ được làm việc ở một môi trường chuyên nghiệp, mức lương cao và trong các kỳ nghỉ các bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để đi khắp Nhật Bản bởi vào các ngày nghỉ tại Nhật Bản không hề giống các nước khác bởi nếu càng đông người thì giá cả sẽ càng rẻ.
Và đến ngày lễ trẻ em thì ở sông Atakagukawa, Okinawa treo 1000 chú cá chép bay phấp phới trong gió xuân với các em luôn khỏe mạnh, nhanh chóng trưởng thành. Có rất nhiều loại cờ mang những ý nghĩa khác nhau. Lá cờ lớn mang hình cá màu đen tượng trưng cho người cha, lá cờ to màu đỏ là hình tượng của người mẹ và các lá cờ nhỏ là những đứa con. Lá cờ đuôi nheo sặc sỡ nhiều màu bắt mắt được gọi là “Fukinagashi”, biểu tượng cho thác nước nơi cá chép sẽ phải vượt ghềnh. Hình ảnh lá cờ bay trong gió thể hiện mong ước các bé trai sẽ mạnh khỏe, cứng rắn vượt qua được mọi thử thách trong cuộc sống, giống như hình ảnh cá chép vượt vũ môn kinh qua thác nước dữ dội. Vào ngày này, gia đình có các bé trai sẽ trưng bày các búp bê võ sĩ (Musha-ningyo) trong nhà, cả gia đình cùng ăn chimaki (một loại bánh làm từ gạo nếp gói lá tre) và kashiwamochi (loại bánh nếp nhân đậu ngọt gói trong lá sồi). Rất nhiều gia đình còn tắm với lá của “sho-bu” hay lá cây Irit ngọt vì tin rằng việc này có thể tránh được ma quỷ.
Các bạn đang làm việc tại Nhật Bản thân mền. Không ai khác ngoài các bạn hiểu rằng để sang được Nhật làm việc thì đó chính là sự nỗ lực của các bạn khi phải rất cố gắng để vượt qua các điều kiện tuyển xuất khẩu lao động Nhật Bản. Ngay cả khi sang đây làm việc các bạn cũng phải nỗ lực không ngừng nghỉ trong công việc. Nhưng ở nơi xứ người việc nhớ nhà là điều không thể tránh khỏi chính vì vậy các bạn hãy sắp xếp công việc của mình. Tuần lễ vàng ở Nhật chính là khoảng thời gian để về thăm nhà nếu các bạn không thích đi du lịch đó.
Tham khảo thêm một số thông tin về Nhật Bản được nhiều người lao động quan tâm:
Tỷ giá tiền Nhật Bản hôm nay và ý nghĩa các hình ảnh được tin trên tiền Nhật Bản
Xem giờ hiện tại ở Nhật Bản, Việt Nam cách nhật bản mấy giờ?
Xem bản đồ chi tiết các tỉnh và thành phố của Nhật Bản
Tìm hiểu chi tiết về các tỉnh, thành phố của Nhật Bản
Top những bộ phim học được Nhật Bản nên xem một lần trong đời khi còn trẻ
Tìm hiểu về những nết đặc sắc trong nghệ thuật gấp giấy Origami của người Nhật
Tìm hiểu về bộ kimono trang phục truyền thống lâu đời của xứ sở hoa Anh Đào
10 thông tin quan trọng về xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2018 mà người lao động nên biết
Bảng giá chi phí xuất khẩu lao động Nhật bản mới nhất năm 2018