Đi nhật làm việc là niềm ao ước của rất nhiều bạn lao động trẻ Việt Nam hiện nay. Từ kỹ sư, cử nhân cho tới những bạn lao động tốt nghiệp trung học phổ thông đều có chung mong muốn tìm một con đường hợp lý để sang Nhật Bản làm việc. Bởi lương cực cao và nhiều chế độ đãi ngộ cực tốt. Tuy nhiên Nhật Bản cũng là một nước không phải cứ ai muốn đi là đi được. Để giúp cá bạn hiêu rõ hơn, sau đây chúng tôi xin tư vấn cho các bạn 4 cách khả thi nhất để bạn có thể đi làm việc tại Nhật Bản.
1. Đi Nhật làm việc bằng con đường xuất khẩu lao động
Đây là hình thức đi Nhật Bản làm việc được rất nhiều người lựa chọn nhất hiện nay, chiếm tỉ lệ trên 85% số người Việt đang làm việc tại Nhật. Có thể nói xuất khẩu lao động là con đường dễ dàng nhất để bạn sang làm việc tại Nhật Bản, hiện tại phía nghiệp đoàn Nhật Bản tuyển chọn lao động đi XKLD tới hơn 72 ngành nghề khác nhau nên người lao động sẽ được lựa chọn nhiều ngành nghề lao động phổ thông như: xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, ngư nghiệp, thực phẩm, điện tử,…
+ Lợi ích của việc đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
- Công việc không quá nặng nhọc so với ở Việt Nam, các công việc về thực phẩm, điện tử, đúc nhựa hay nông nghiệp,.. đều làm trong công xưởng, trong nhà kính hoàn toàn
- Mức thu nhập ổn định, cao dao động trong khoảng 28-32 triệu đồng (nhiều bạn lao động chăm chỉ tăng ca còn đạt được mức lương trên 50tr/tháng)
- Có cơ hội học tập tiếng Nhật, được học hỏi về văn hóa Nhật Bản,…
- Nhiều cơ hội làm việc sau khi trở về nước.
=>> Để thấy được những điểm mạnh của việc sang Nhật Bản làm việc các bạn có thể tham khảo thêm một số nội dụng quan trọng về xuất khẩu lao động mà các bạn lao động cần nắm được nhất sau:
- Chi phí đi xuất khẩu lao động nhật bản có lớn lắm không?
- Mức lương xuất khẩu lao động Nhật Bản có cao không?
- Thi tuyển xuất khẩu lao động Nhật Bản có khó lắm không?
+ Quy trình tuyển chọn lao động đi XKLD cơ bản gồm các bước như sau:
- B1: Khám sức khỏe tổng thể, nếu đạt sẽ được nộp hồ sơ
- B2: Nộp hồ sơ đầy đủ, có công chứng và xác nhận của chính quyền địa phương. Lưu ý: Các văn bản phải do chính tay người tham gia viết, cùng 1 loại mực, có dấu giáp lai nếu có 2 tờ
- B3: Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ, thực tập sinh lựa chọn đơn hàng để đăng kí thi tuyển, đăng kí trực tiếp với cán bộ tuyển dụng của công ty
- B4: Sau khi phỏng vấn công ty sẽ đào tạo cho những hồ sơ trúng tuyển về tiếng Nhật, văn hóa, công việc cụ thể…Trong khoảng thời gian 4-5 tháng thì xuất cảnh
- B5: Thực tập sinh trúng tuyển sang Nhật làm việc thời hạn 3 năm theo hợp đồng làm việc kí với xí nghiệp tại Nhật Bản (hiện nay có thể gia hạn thêm thời gian làm việc tại Nhật theo luật mới nhất)
- B6: TTS sẽ được công ty đưa đón khi bắt đầu sang Nhật làm việc và sẽ được công ty hỗ trợ khi cần thiết trong thời gian làm việc tại Nhật Bản.
Những thay đổi mới nhất về xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2019
2. Sang Nhật làm việc theo diện kỹ sư, kỹ thuật viên
Có thể nói sang Nhật làm việc theo diện kỹ sư, kỹ thuật viên là mơ ước của hầu hết tất các các bạn tốt nghiệp đại học, cao đẳng đặc biệt là chuyên ngành cơ khí, điện tử, xây dựng, và công nghệ thông tin. Bởi môi trường làm việc hiện đại, mức thu nhập cao hơn nhiều lần so với công việc tương tự ở Việt Nam. Tuy nhiên để để có được 1 công việc như vậy đòi hỏi các kỹ sư phải nỗ lực rất nhiều. Cụ thể như:
- Đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành xây dựng, cơ khí, công nghệ thông tin,… các ngành phù hợp với yêu cầu chuyên môn về nghề kỹ sư.
- Đã đạt được trình độ tiếng Nhật N4 trở lên
- Phải vượt qua được các vòng tuyển dụng khắt khe từ kỹ năng cho tới thể lực và khả năng thích ứng trong công việc
Đổi lại khi bạn sang Nhật làm việc theo diện kỹ sư những lợi ích mà bạn nhận được là vô cùng hấp dẫn như:
- Mức thu nhập cao: Với công việc kỹ thuật viên tại Nhật Bản bạn sẽ được trả với mức lương từ 40 triều đồng/ tháng trở lên, mức lương này cao hơn nhiều lần so với bạn làm một công việc tương tự ở Việt Nam
- Làm việc trong môi trường hiện đại, bạn có thể học hỏi nhiều hơn về kiến thức chuyên môn, phong cách làm việc, phong cách sống của người Nhật Bản.
- Đặc biệt có cơ hội xin được tư cách vĩnh trú ở Nhật Bản, từ đó có thể bảo lãnh được người thân sang Nhật Bản sinh sống và làm việc
- Nhiều lợi ích và chế độ phúc lợi khác….
3. Đi làm việc tại Nhật Bản theo hình thức du học vừa học vừa làm
Du học Nhật Bản vừa học vừa làm là hình thức sang Nhật Bản học đại học, bạn vẫn có thể đi làm ngoài giờ học trên lớp. Đây cũng được coi là một hình thức sang Nhật Bản làm việc bởi vì đa số các bạn sang Nhật Bản du học hiện nay đều có số giờ làm thêm còn nhiều hơn cả số giờ đi học. Những kì nghỉ lễ, Tết học viên được nghỉ học, được phép làm tăng ca đến 40 giờ trong tuần nếu có nhu cầu. Học viên có thể chuyển qua công việc có mức lương cao hơn nếu tiếng Nhật tốt hơn.
Tuy nhiên, các bạn đi du học cũng nên chú ý, bởi mục đích chính của việc đi du học là chúng ta phải dành thời gian để học tập, vượt qua các kì thi là chính, làm thêm chỉ là phụ.Bởi vậy các bạn cần cân đối giữa thời gian học và làm, trách trường hợp không hoàn thành được mục tiêu của kì học đặt ra sẽ bị buộc thôi học.
4. Sang Nhật làm việc theo diện có người bảo lãnh
Ngoài 3 cách mà chúng tôi đã kể ra ở trên bạn còn có thể sang Nhật làm việc bằng cách được người khác đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản bảo lãnh sang. Để được bảo lãnh sang Nhật làm việc bạn cần phải có một trong các điều kiện sau:
- Kết hôn với người Nhật, người có visa vĩnh trú và người có thể gia hạn visa đều được. Đây là cách dễ nhất và thủ tục cũng nhanh nhất.
- Có người thân là: Cha, mẹ, anh,chị, em ruột hoặc vợ, chồng làm việc hay lưu trú tại đây bảo lãnh theo dạng visa người thân. Bên cạnh đó, bản thân người bảo lãnh phải chứng minh được khả năng tài chính cũng như tiến hành làm giấy mời người thân sang. ( mách nhỏ: Các bạn đang làm kỹ sư, kỹ thuật viên có tư cách vĩnh trú tại Nhật Bản rất dễ bảo lãnh người thân qua làm việc theo diện này )
- Xin làm con nuôi người Nhật, đây được xem là phương pháp khó nhất bởi xét nhiều yếu tố như: xét động cơ của bạn khi xin làm con nuôi người Nhật, người Nhật nhận nuôi có đủ khả năng chăm sóc bản thân và bạn không.
Lưu ý: Trong thời gian lưu trú bạn có nhu cầu xin việc làm phải gửi đơn xin Cục quản lí Xuất nhập cảnh tại địa phương cấp phép lao động bán thời gian. Tùy từng địa phương mà bạn có thể được cấp phép để làm việc hay không, nếu được chỉ có thể làm việc bán thời gian (khoảng 4h/ngày và 7 ngày/tuần)
Nếu bạn ở Nhật quá 90 ngày hoặc làm những công việc mục đích sinh lợi thì trước hết phải xin giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú ở Nhật Bản tại cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương bộ tư pháp nơi gần nhất.
Có nên đi Nhật làm việc theo con đường thương mại (visa du lịch) ?
Sang Nhật làm việc theo con đường này thì mức lương của bạn cũng sẽ tương đương với đi theo diện XKLĐ. Tuy nhiên chúng tôi không liệt kê cách sang Nhật làm việc này là cách khả thi bởi vì:
Thường thì đi theo diện này chủ yếu là đi theo diện tham quan, thời hạn visa ngắn hạn chủ yếu là 3 tháng hoặc 6 tháng. và khi hết thời hạn visa bạn lại phải trở về nước và xin gia hạn visa. Hơn nữa đi theo đường thương mại thì bạn phải tự thân vận động từ khâu tìm việc làm, thuê nhà ở,… Lòng vòng bạn vừa mất thời gian, vừa mất thêm tiền làm visa cũng như nhiều khoản phụ phí khác. Bởi vậy nếu sang Nhật làm việc theo con đường này thì bạn nên sang Nhật làm việc theo con đường Xuất khẩu lao động thì còn tốt hơn rất nhiều.
Trên đây chúng tôi đã tư vẫn cho các bạn các cách khả thi nhất để đi Nhật làm việc. Với những hình thức như trên thì đâu là con đường có thể đưa bạn sang Nhật làm việc được thuận lợi và dễ dàng nhất. Các bạn hãy cân nhắc và nắm bắt cho mình cơ hội làm việc tại Nhật Bản sao cho phù hợp với bản thân mình nhất nhé. Chúc các bạn thành công!