Tính cách người Nhật Bản đã từ lâu đã được xem như là một nét văn hóa truyền thống được thế giới ngưỡng mộ. Vậy họ có những phẩm chất gì ? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
- Có thể bạn chưa biết: Ý nghĩa của Quốc kỳ nước Nhật
- Những điều cực kỳ cấm kỵ trong văn hóa của người Nhật
- Bảng Lương Cơ Bản Tối Thiểu Từng Vùng Của Nhật Bản Mới Nhất 2018
Có một thực tế rất phũ phàng giữa người Việt và người Nhật đó là : “Vào siêu thị Nhật, 1 yen tiền thừa cũng tìm trả khách bằng được. Đi taxi Việt, dư vài nghìn khách đòi thì tỏ thái độ“
1. Thừa 1 yên cũng nhất quyết trả lại khách hàng bằng được
Không phải nói đâu xa ngay trong cuộc sống hàng ngày tại Việt Nam thật không có để các bạn bắt gặp cảnh xe ôm hay taxi bắt chặn khách hàng, thương lượng 1 đằng nhưng khi khách trả tiền thì làm một nẻo. Ngay cả siêu thị Việt Nam thừa 500đ của khách thì tự nhiên quy thành kẹo rồi trả lại cho khách. Đâu có cái luật đó vậy? Làm như vậy chả hóa ra là coi thường công sức lao động của khách hàng, không tôn trọng khách hàng sao?
Ở các siêu thị bên Nhật Bản thì hoàn toàn khác. Các bạn đi xuat khau lao dong nhat ban có thể vào một cửa hàng Nhật Bản mua một món đồ giá 99 yen chẳng hạn (100 yen có giá trị gần bằng 1 USD). Với một món tiền thừa khá nhỏ, có thể bạn sẽ không đứng lại chờ người bán hàng trả tiền thừa mà đi luôn. Nhưng người Nhật, lập tức họ sẽ cầm 1 yen ngơ ngác chạy tìm bạn trả bằng được, mặc dù giá trị 1 yen cực nhỏ, chỉ tương đương 0,01 USD. Điều đó đã đủ để bạn thấy được người Nhật trung thực chưa? Nếu các bạn cảm thấy chưa chủ thì các bạn tu nghiệp sinh đi xuat khau lao dong nhat ban tại các vùng phát triển nông nghiệp thì thật chẳng xa lạ gì với những gian hàng tự mua tự trả do người nông dân tạo ra. Thật vậy đó tiền rồi là rau củ quả để bên đường không người trông coi nhưng sẽ chẳng có ai lấy thực phẩm ở đó mà ko trả bằng tiền và cũng chả có ai trộm số tiền đó cả. Bởi điều làm nên tính cách người nhật hôm nay chính là sự trung thực. Chúng tôi rất xin lỗi khi phải nói ra điều này nhưng thực tế ” trộm cắp vặt thì chỉ có Việt Nam mới có thôi ”
2. Ý thức cộng đồng rất cao, ngay cả trong thảm họa
Trong trận động đất năm 2011, nhiều người tại Đại sứ quán Việt Nam có con em học tại Nhật Bản khi ấy rất lo lắng. Họ chạy đến trường thì được thông báo con em họ đã được đưa ra ngoài công viên – nơi an toàn, không có nhà cửa hay công trình lớn.
“Khi họ ra đến nơi thì thấy tất các cô giáo vẫn còn ở lại công viên cùng các em học sinh. Người Nhật có ý thức là phải ở đấy, chịu trách nhiệm về sinh mạng, an toàn cho học sinh của mình. Còn con em của họ thì người khác sẽ lo”, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật tâm sự.
Nhìn lại Việt Nam quê hương tôi thì… Nghĩ mà buồn tiền cứu trợ 80 hộ mỗi hộ được 2 triệu chỉ vì chia tiền cứu trợ đó cho cả thôn thì cán bộ nhà nước lại bị mang cái mác tham nhũng ăn chặn tiền người dân.
3. Cần bao nhiêu lấy bấy nhiêu, không tranh thủ lấy đồ cứu trợ đem bán
Cũng trong trận động đất năm đó, lương thực, thực phẩm cung cấp bị gián đoạn trong một thời gian. Các cửa hàng bán ít đi, nhưng chủ cửa hàng rất tế nhị không kêu gọi mọi người giảm lượng mua hàng. Họ chỉ thay xe đẩy mua hàng dạng to bằng làn nhựa nhỏ hơn. Mỗi người dân Nhật đều ý thức được điều này và mua ít đi, không ai lấy nhiều.
Ngay với các mặt hàng cứu trợ, khi nhận được hàng cứu trợ sang thì người Nhật gửi lại ảnh để cho chúng ta thấy hàng đã đến nơi và những người gặp nạn đã nhận được hàng hóa. Một lần nữa chúng ta thán phục tính cách con người nhật bản trung thực trong mọi việc.
Nhiều bạn đã nỗ lực hết mình vượt qua các điều kiện tuyển xuất khẩu lao động Nhật Bản khi các bạn làm việc tại Nhật các bạn cảm thấy thế nào khi khăn mặt, đồ lót, bít tất, người Nhật xếp gọn trong lều bạt trắng, người nào cần gì thì đến lấy mang về. Không hề có cảnh cầm về cho người nhà, hay tranh thủ lấy thật nhiều để đem về bán?
4. Từ đứa trẻ 3 – 4 tuổi cũng biết tuân thủ kỷ cương
Nhật Bản nghèo tài nguyên chỉ trừ một thứ tài nguyên đặc biệt không nghèo đó là con người. Hệ thống giáo dục được xem như là chìa khóa làm cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định về mặt chính trị. Việc đầu tư cho giáo dục có ý to lớn đối với đất nước. Nhà nước bằng mọi cách suốt hàng thế kỷ qua đã tạo lập ra hệ thống có thể đào tạo lực lượng lao động có hiệu quả cao, đưa đất nước tiến tới hiện đại hóa.
Ở cấp độ cá nhân, con người Nhật Bản ngày nay được đánh giá chủ yếu dựa vào học vấn chứ không phải địa vị gia đình, địa vị xã hội và thu nhập. Cũng cần nói rằng, đạo Khổng đã đem lại cho Nhật bản xưa và nay tư tưởng pháp lý xã hội không dựa trên địa vị xuất thân, dòng dõi mà là giá trị qua thi cử.
Tại các trường học tại Nhật thì thường sẽ không có lao công. Bởi công việc giọn dẹp lớp học học sinh sẽ phải tự làm. Khi sang đường dù là đèn xanh trẻ em Nhật vẫn không bao giờ quên cúi chào cảm ơn những người đi đường đã dừng lại nhường đường. Mọi thứ ở trường học và trong tập thể trẻ em nhật bản đều rất tuân thủ kỷ luật kể cả khi người lớn không nhắc nhở.
Thật xấu hổ khi đường cao tốc ở Việt Nam mới mở ra đã có tình trạng trẻ em ném đá. Một đứa bé trong xã hội ta đã lêu lổng không ý thức. Còn ở Nhật Bản, trẻ em 3 – 4 tuổi, trong mẫu giáo, nhiều cháu chưa nói sõi nhưng người ta đã dạy từ bé để có ý thức cộng đồng và kỷ cương xã hội.
5. Trong công việc, người Việt chỉ làm nửa vời, cách làm việc của người nhật bản luôn hô hào cải tiến
Người Nhật Bản rất khỏe mạnh, dẻo dai, ngay phụ nữ cũng có thể đứng làm việc cả ngày, nhiều người 70, 80 tuổi vẫn còn hăng hái làm việc, không phải tham tiền vì họ rất giàu, nhưng vì thích làm việc, đến độ thế giới gọi họ là “labor animal” (con vật lao động). Người Việt Nam luôn được bạn bè Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới đánh giá cao sự nhanh nhạy, nhưng điểm yếu so với các bạn Nhật Bản là tính làm việc nửa vời, làm đến mức độ nào là thấy “tàm tạm” là được.
Còn người Nhật luôn làm đến cùng. Họ không bao giờ bằng lòng với kết quả đạt được, hoặc chỉ tạm bằng lòng tại thời điểm nào đấy.
“Người Nhật luôn có từ cửa miệng là Kaizen (Cải tiến). Lúc nào cũng nghĩ đến chuyện ngày mai phải làm tốt hơn. Còn người Việt làm thấy yên tâm là được, thậm chí có sản phẩm Việt mà 10 – 15 năm trước giờ mẫu mã và chất lượng vẫn thế”.
“Chúng ta tự bằng lòng với bản thân rằng chúng ta chỉ làm được thế. Nếu học được một phần ý thức của các bạn Nhật Bản, chúng ta sẽ thấy chúng ta còn phát triển hơn nữa”
6. Tinh thần làm việc tập thể
Đây là yếu tố đặc trưng vượt trội mà không tìm thấy được ở những quốc gia phương đông khác. Trong đời sống người Nhật, tập thể đóng vai trò rất quan trọng. Sự thành công hay thất bại trong con mắt người Nhật đều là chuyện chung của nhóm và mọi thành viên trong nhóm, bất kể anh ta đã làm ra sao, đều hưởng chung sự cay đắng hay vinh quang mà nhóm đã đạt được tập thể, nhóm ở đây có thể là công ty, trường học hay hội đoàn…
Trong làm việc, người Nhật thường gạt cái tôi lại để đề cao cái chung, tìm sự hài hòa giữa mình và các thành viên khác trong tập thể. Trong các buổi họp hành người Nhật thường ít cãi cọ hay dùng những từ có thể làm mất lòng người khác.
Các tập thể (công ty, trường học hay đoàn thể chính trị) có thể cạnh tranh với nhau gay gắt nhưng tuỳ theo hoàn cảnh và trường hợp, các tập thể cũng có thể liên kết với nhau để đạt mục đích chung. Thí dụ điển hình là hai công ty Nhật có thể cạnh tranh với nhau ở trong nước Nhật nhưng khi ra nước ngoài hai công ty có thể bắt tay nhau để cạnh tranh lại với một nước thứ ba của ngoại quốc.
7. Người Nhật luôn luôn coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc
Người Nhật thành công trong việc kết hợp các yếu tố hiện đại và truyền thống. Họ sẵn sàng tiếp nhận những cái mới, hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc của mình.
Tại các trường học của Nhật Bản luôn luôn có những bộ môn thuộc phạm trù văn hóa của dân tộc, của đất nước và môn học đó được coi là một bộ môn bắt buộc với tất cả các em học sinh.
8. Người Nhật không thích đối đầu với người khác, luôn luôn hòa thuận điều gì có thể bỏ qua được thì sẽ bỏ qua
Bản tính của người Nhật không thích đối kháng, đặc biệt là đối đầu cá nhân. Họ chú tâm gìn giữ sự hòa hợp đến mức nhiều khi lờ di sự thật, bởi dưới con mắt người Nhật giữ gìn sự nhất trí, thể diện và uy tín là vấn đề cốt tử.
Trong khi chủ nghĩa cá nhân được đề cao ở phương tây, thì ở Nhật sự tự khẳng định cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào cũng không được khuyến khích. Thông qua câu tục ngữ trứ danh ở Nhật “cây đinh nào ló lên sẽ bị đóng xuống’ thì ta có thể phần nào hiểu rõ hơn về thái độ của người Nhật đối với chủ nghĩa cá nhân.
9. Lòng trung thành luôn được xem là tối trọng
Khi lý giải về những thành tựu to lớn trong lĩnh vực kinh tế và ổn định xã hội nhiều người đã nghiên cứu lòng trung thành và coi đó là một nhân tố đóng góp cho sự phát triển đó. Nho giáo đã có nhiều ảnh hưởng về mặt đạo đức. Ở Nhật bổn phận con cái đồng nhất với lòng trung thành.
Người Nhật luôn bị ràng buộc trong mối quan hệ trên dưới: một bên là sự bảo hộ, một bên là sự thuần phục và trung thành. Mọi người đều có trách nhiệm tuân theo các nguyên tắc xử sự để tránh sụp đổ hay đối địch. Trong một công ty thì cống hiến trung thành, kiềm chế là một khẩu hiệu chủ chốt. Trong khi người quản lý được yêu cầu phải có tình thương thì công nhân được yêu cầu phải biết vâng lời, trung thành với chủ đề trên.
Tóm lại, chúng ta không thể không thừa nhận rằng một số tính cách truyền thống của người Nhật kể trên đã có những đóng góp tích cực vào quá trình phát triển hiện đại hóa của Nhật Bản, có ảnh hưởng trực tiếp đến thực tiễn quản lý kinh tế – xã hội. Trên thực tế, nó đã tạo nên cơ cấu đạo đức của xã hội Nhật Bản hiện đại. Và những tích cách đó cũng chính là những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, chắc chắn tiếp tục có ảnh hưởng của Nhật Bản trong thế kỷ XXI này.
Tham khảo thêm một số thông tin về Nhật Bản được nhiều người quan tâm:
Tỷ giá tiền Nhật Bản hôm nay và ý nghĩa các hình ảnh được tin trên tiền Nhật Bản
Xem giờ hiện tại ở Nhật Bản, Việt Nam cách nhật bản mấy giờ?
Xem bản đồ chi tiết các tỉnh và thành phố của Nhật Bản
Tìm hiểu chi tiết về các tỉnh, thành phố của Nhật Bản
Top những bộ phim học được Nhật Bản nên xem một lần trong đời khi còn trẻ
Tìm hiểu về những nết đặc sắc trong nghệ thuật gấp giấy Origami của người Nhật
Tìm hiểu về bộ kimono trang phục truyền thống lâu đời của xứ sở hoa Anh Đào
10 thông tin quan trọng về xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2018 mà người lao động nên biết
Bảng giá chi phí xuất khẩu lao động Nhật bản mới nhất năm 2018