Học tiếng Nhật

Một số cách xưng hô trong tiếng Nhật giao tiếp hàng ngày mà bạn nên biết

Xưng hô trong tiếng Nhật là một việc cơ bản nhất định phải biết khi bạn làm việc trong các doanh nghiệp Nhật điều cơ bản cần ghi nhớ khi giao tiếp. Vậy xưng hô trong tiếng Nhật như thế nào là chuẩn? Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn một số cách xưng hô trong tiếng Nhật đơn giản mà lại có thể biểu đạt được đúng vai vế nhất.

  • Cách ít người biết để nói chào buổi sáng tiếng Nhật chuẩn như người Nhật
  • Top 11 phần mềm học tiếng Nhật tốt nhất trên máy tính và Smartphone
  • Địa chỉ top 13 trung tâm tiếng Nhật tốt nhất tại Hà Nội được học viên bình chọn

Trong giao dịch cũng như trong công ty thì giao tiếp như là chiếc chìa khóa vàng để công việc có thể tiến hành thành công. Nhật Bản cũng vậy, giao tiếp như là đầu mối quan trọng để họ đánh giá toàn diện về đối tác cũng như nhân viên của mình. Vì vậy khi làm việc trong các doanh nghiệp Nhật điều cơ bản cần ghi nhớ khi giao tiếp đó chính là cách xưng hô.

Giao tiếp là một bước đệm giúp hai bên hiểu rõ về đối phương và có thể tìm thấy điểm tương đồng để cùng đi đến một quyết định chung.

Người Nhật đặt ra nguyên tắc cơ bản là xưng hô trong lần gặp đầu tiên giữa hai bên sẽ được dùng mãi dù mối quan hệ kinh doanh có trở nên thân thiết đến đâu đi chăng nữa.

cach-xung-ho-trong-tieng-nhat-1

Bạn đã từng thắc mắc tại sao người Nhật dùng nhiều cách xưng hô? Tùy từng trường hợp, đối tượng, địa vị, tuổi tác,… lại có các cách xưng hô khác nhau. Khi nào thì dùng san, sama, chan, … Chính vì vậy để tránh nhầm lẫn và dùng sai đối tượng, hãy ghi nhớ những cách xưng hô phổ biến trong tiếng Nhật dưới đây nhé.

Các xưng hô trong gia đình người Nhật

Giao tiếp trong gia đình, khi nói về thành viên gia đình mình : bố mẹ thường gọi tên con cái. Ví dụ như Natsuki, Kano, Yuki hoặc thêm ちゃんchan/ くんkun sau tên Natsuki chan/ Kano kun

cach-xung-ho-trong-tieng-nhat

Con trai: むすこ musuko

Con gái: むすめ musume

Bố: おとうさんotousan/ ちちchichi

Mẹ: おかあさんokaasan/ ははhaha

Bố mẹ: りょうしん ryoushin

Ông: おじいさんojisan/ おじいちゃんojiichan

Bà: おばあさんobaasan/ おばあちゃんobaachan

Cô, dì: おばさんobasan/ おばちゃんobachan

Chú, bác: おじさんojisan/ おじちゃんojichan

Khi dùngちゃんchan mang nghĩa thân mật hơn

Anh: あにani

Chị: あねane

Em gái: いもうとimouto

Em trai: おとうとotouto

Khi nói về thành viên trong gia đình người khác
Bố mẹ: りょうしん ryoushin

Con trai: むすこさんmusukosan

Con gái: むすめさんmusumesan

Anh: おにいいさんoniisan

Chị: おねえさんoneesan

Em gái: いもうとさんimoutosan

Em trai: おとうとさんotoutosan

Khi nói về mình

Khi nói về mình (Cách xưng hô ngôi thứ nhất)

+Nam: thường xưng là 私 (watashi), 僕 (boku),俺 ( ore): Tôi , ta, mình,…

-Watashi(Tôi) Xưng khi lần đầu giao tiếp với người mới quen, hoặc trong môi trường trang trọng như hội nghị, họp, hoặc khi nói với người trên, mang tính rất lịch sự( Nói chuyện với thầy cô, đối tác, bạn bè mới gặp, với người lớn tuổi, xưng hô trước một tập thể,…).

-僕(ぼく) (Tôi, mình) Xưng khi mình đã có được sự gắn kết, thân mật với người giao tiếp( bạn bè, người yêu, với cấp trên,…)

-おれ( Ta, tao, anh,..) Cách xưng hô suồng sã với tất cả mọi người. Dùng trong giao tiếp hàng ngày khi có quan hệ có đã hình thành trong thời gian dài, thể hiện sự tự do không ngại ngùng và sợ thất lễ với người nói chuyện.

→ cách sử dụng xưng hô đối với Nam đặt trong môi trường giao tiếp và tình trạng mối quan hệ của mình với người giao tiếp, đòi hỏi sự kinh nghiệm, khéo léo.Sử dụng đúng trong từng trường hợp sẽ tạo được không thoải mái trong giao tiếp với người Nhật

+ Nữ: thường chỉ có 2 cách nói: 私( watashi) và あたし (atashi)

Hầu hết dùng わたし(tôi). Còn あたし ( em, thiếp) dùng trọng quan hệ rất thân mật (vợ chồng, hoặc bạn gái thân thiết với nhau)

Khi trao đổi, chuyện trò với người khác

あなた:anata: bạn

おまえ:omae: Mày (cách xưng hô suồng sã)

きみ:kimi: em (dùng với nghĩa thân mật, thường sử dụng với người yêu)

かれ:kare: anh ấy

かのじょう: kanojou: cô ấy

かられ:karera: họ

あのひと: ano hito/ あのかた: ano kata: vị ấy, ngài ấy

Cách xưng hô trong tiếng Nhật giữa người yêu với nhau

Với những người đang yêu nhau, tùy thuộc vào độ tuổi của cặp đôi mà có 4 cách xưng hô:

_Khoảng 20 tuổi: Tên gọi + chan/ kun

_ Khoảng 30 tuổi: Gọi bằng tên riêng, biệt danh của đối phương

_ Khoảng 40 tuổi: Gọi trực tiếp tên (không thêm chan / kun)

_Trên 40 tuổi: Gọi tên + san

Còn khi đã là vợ chồng với nhau bạn có thể gọi nửa kia của mình là “anata” nhé.

Một số hậu tố đứng sau tên thường được sử dụng trong cách xưng hô với người Nhật

せんぱい:senpai: dùng cho đàn anh, người đi trước

こうはい:kouhai: dùng cho đàn em, người đi sau

しゃちょう:shachou: giám đốc

ぶちょう:buchou: trưởng phòng

かちょう:kachou: tổ trưởng

おきゃくさま:okyakusama: khách hàng

さん:san: là cách xưng hô phổ biến trong tiếng Nhật, có thể áp dụng cho cả nam và nữ. Cách nói này thường được sử dụng trong những trường hợp bạn không biết phải xưng hô vớ người đối diện như thế nào

Chú ý: Không được sử dụng “san” sau tên mình, việc này được coi là cực kỳ bất lịch sự

ちゃん:chan: được sử dụng chủ yếu với tên trẻ con, con gái, người yêu, bạn bè 1 cách thân mật. Chan sử dụng với những người cùng trang lứa hoặc kém tuổi, tuy nhiên trong trường hợp ông Ojiichan, bà Obaachan cách nói này mang ý nghĩa ông bà khi về già không thể tự chăm sóc bản thân nên quay về trạng thái như trẻ em^^

くん:kun: gọi tên con trai 1 cách thân mật, sử dụng với những người cùng trang lứa hoặc kém tuổi. Trong lớp học ở Nhật, các học sinh nam thường được gọi theo cách này.

さま:sama: sử dụng với ý nghĩa kính trọng (với khách hàng). Tuy nhiên trong một số trường hợp mang ý nghĩa mỉa mai, khinh bỉ đối với những người có tính trưởng giả học làm sang. Đặc biệt không được dùng “sama” sau tên mình. Cách nói này cực kỳ bất lịch sự

ちゃま:chama: mang ý nghĩa kính trọng, ngưỡng mộ đối với kiến thức, tài năng một người nào đó, dù tuổi tác không bằng

せんせい:sensei: dùng với những người có kiến thức sâu rộng, mình nhận được kiến thức từ người đó (hay dùng với giáo viên, bác sĩ, giáo sư…)

どの:dono: dùng với những người thể hiện thái độ cực kỳ kính trọng. Dùng với ông chủ, cấp trên. Tuy nhiên các nói này hiếm khi sử dụng trong văn phong Nhật Bản

し:shi: từ này có mức độ lịch sự nằm giữa san và sama, thường dùng cho những người có chuyên môn như kỹ sư, luật sư

cach-xung-ho-trong-tieng-nhat-2

Có thể các bạn vượt qua các điều kiện tuyển lao động đi Nhật chưa biết, trong doanh nghiệp Nhật không bao giờ có chuyện người ta gọi tên riêng để tỏ thái độ thân mật. Cách chung mà người Nhật dùng là gắn họ với hậu tố san hoặc gọi cả họ tên đầy đủ gắn với san nhưng cách gọi này ít sử dụng. Ngoài ra người Nhật còn có cách gọi khác là gắn hậu tố sama hoặc chức danh như shachò(giám đốc), buchò(trưởng phòng), kachò(trưởng ban)…

Đối với nhân viên trong công ty nhất là nhân viên mới thì cách xưng hô là một việc vô cùng khó khăn. Điều thiết yếu của một nhân viên là phải biết ăn nói khiêm nhường và đề cao tất cả mọi người. Điều này càng gây khó khăn hơn cho nhân viên người nước ngoài. Vì trong tiếng Nhật hệ thông cấu trúc ngôn ngữ vô cùng phức tạp và buộc người sử dụng phải biết vận dụng đúng hoàn cảnh, đúng đối tượng để thể hiện lời nói lễ độ và tao nhã. Vì vậy khi sống và làm việc tại Nhật các bạn hãy học tập thêm cách xưng hô trong giao tiếp với người Nhật để có thể cư xử lễ phép và có chừng mực với người đang trò chuyện với mình nhé. Chúc các bạn thành công!

Tham khảo thêm một số thông tin về Nhật Bản được nhiều người lao động quan tâm:

Hướng dẫn cách dịch tên tiếng Việt sang tiếng Nhật và một số cái tên tiếng Nhật cực hay và ý nghĩa

KỲ THI NĂNG LỰC TIẾNG NHẬT JLPT & CÁCH VIẾT HỒ SƠ THI JLPT CHI TIẾT

Chia sẻ phương pháp học bảng chữ cái tiếng Nhật hiệu quả từ NHK

10 thông tin quan trọng về xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2018 mà người lao động nên biết

Bảng giá chi phí xuất khẩu lao động Nhật bản mới nhất năm 2018


Các tin khác:

Kênh Videos

WEBSITE ĐĂNG KÝ ĐI NHẬT TRỰC TUYẾN HỖ TRỢ TƯ VẤN 24/7 QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC THAM GIA

Follow us on social
097.622.6898