Cuộc sống tại Nhật bản

Điểm danh những môn võ Nhật Bản tiêu biểu nổi tiếng khắp thế giới

Võ thuật Nhật Bản có thể chia làm hai nhóm lớn  – các kỹ thuật võ nghệ Cổ truyền được truyền lại qua nhiều thế kỷ và Võ đạo ngày nay, được tập như các môn thể thao. Cùng điểm qua những bộ môn tiêu biểu của nền võ thuật Nhật Bản để thấy nét đặc trưng của một nền văn hóa võ thuật Nhật Bản lâu đời nhé.

  • Văn hóa Manga – Không chỉ là truyện tranh Nhật Bản mà còn là nét đẹp văn hóa
  • Thần Đạo của người Nhật và các vị thần trong thần đạo Nhật Bản
  • Quy tắc Hourensou cách làm việc nhóm hiệu quả của người Nhật!

Karate (Không Thủ Đạo)

Ngày xưa chỉ có người ở Okinawa luyện tập môn này. Sau cuộc Canh tân Minh Trị ( 1868 ) Karate được phổ biến khắp Nhật Bản và sau Đệ nhị Thế chiến , truyền đến các nước khác . Karate có hơn 3.000.000 môn sinh tại Nhật và khoảng 30.000.000 người trên khắp Thế giới.

Karate là một môn võ Nhật Bản có cả các thế tấn công và tự vệ . Các kỹ thuật tấn công gồm có đánh, đấm, và đá. Lại có những kỹ thuật phòng vệ tương ứng để đánh bạt những thế tấn công này. Hình thức thi đáu có thể là một loạt bài quyền Kata biểu diễn nhiều kỹ thuật khác nhau hoặc công thủ tự do. Một số võ đường Karate không tập một bài quyền Kata nào cả. Karate vốn là một môn quyền cước Trung Quốc được phát triển trên đất Nhật tại Okinawa.

Judo (Nhu Đạo)

Năm 1882, Kano Jigoro sáng lập môn Nhu đạo dựa trên môn Jujutsu ( Nhu thuật ) cổ truyền.
Nhu Đạo là một hình thức chiến đấu không dùng vũ khí , chế ngự đối phương bằng những kỹ thuật như ném , đè , nắm chặt , hoặc khóa các khớp xương. Điểm khác biệt lớn nhất giữa Nhu Đạo và Nhu thuật là, trong Nhu thuật, các đấu thủ được phép đấm, đá , và xô đối phương , trong khi ở Nhu đạo những động tác này bị cấm vì nguy hiểm.

Nhu đạo trở thành một môn Thể thao Olympic năm 1964 , đúng dịp Thế vận hội 1964 tại Tokyo. Khoảng 1,5 triệu người Nhật có đẳng cấp, và có chừng 20 triệu người luyện tập nhu đạo trên khắp thế giới .

Kendo (Kiếm Đạo)

Kiếm đạo là một môn thể thao tranh tài . Đánh vào những vùng nào đó của đối phương thì được tính điểm , người thi đấu dùng một cây kiếm tre ( shinai ) dài tối đa 118 cm . Các kiếm sĩ dùng bốn loại dụng cụ để bảo vệ thân thể – một cái Men (Mặt nạ ), một cái Do (Giáp ngực), hai cái Kote ( vật bảo vệ bàn tay và ống tay), và một cái Tare ( Giáp eo). Cũng như kiếm thuật phương Tây, kiếm thuật cổ truyền Nhật Bản đã trở thành một môn thể thao hiện đại. Các kiếm sĩ Tây phương cầm kiếm thép bằng một tay, còn các kiếm sĩ Nhật cầm kiếm tre Shinai bằng cả hai tay.

Người Nhật thích Kiếm đạo cũng như Nhu đạo, vì thế môn này có khoảng hai triệu môn sinh . Cũng như Nhu Đạo, kiếm đạo là một trong chương trình giáo dục học đường và thường được luyện tập như một hoạt động ngoại khóa. Liên đoàn kiếm đạo quốc tế được thành lập năm 1970 và hiện có khoảng 8 triệu người luyện tập kiếm đạo ngoài Nhật Bản.  Nếu có thời gian rảnh các bạn vượt qua các điều kiện tuyển xuất khẩu lao động Nhật Bản hãy thử theo học môn võ thuật này nhé. Nó sẽ giúp các bạn rèn luyện sức khỏe và tình kiên trì của các bạn rất nhiều đó.

Naginata (Múa Kích)

Naginata ( Kích ) là một cây gậy dài có một lưỡi cong nhọn ở đầu . Ngày xưa nó được dùng trong chiến tranh, rồi được các bà trong các gia đình Samurai dùng để tự vệ vào thời Edo ( 1603 – 1867 ), vì đây là một môn võ thuật cần phải học của giai cấp này . Ngày nay , hầu như chỉ có phụ nữ tập môn này . Khoảng 55.000 người đã đạt một đẳng cấp nào đó trong môn thể thao này.

Aikido (Hiệp Khí Đạo)

Hiệp Khí Đạo được Sáng tổ Ueshiba Morihei hệ thống hóa năm 1922 dựa trên những kỹ thuật của chi phái Daito Aiki (Đại Đông Hiệp Khí ) của môn Nhu thuật. Mục tiêu là để chống trả một cuộc tấn công bằng chính sức mạnh của đối phương . Nhiều thế võ cần phải sử dụng tay chân như khóa ngoặc cổ tay, cùi tay , hoặc một khớp nào khác của đối phương, rồi ném hoặc đè anh ta xuống.

Những kỹ thuật này có thể gây nguy hiểm, vì thế khi luyện tập phải theo đúng trình tự quy định . Ít khi có những cuộc thi đấu. Hiệp khí đạo được nữ giới và những người lớn tuối yêu thích vì nó là một nghệ thuật tự vệ ít dùng sức . Có khoảng 600.000 người tại Nhật và 1.200.000 người tại nước ngoài luyện tập môn võ công này.

Shorinji Kempo (Kung fu Nhật Bản)

Shorinji Kempo do Michiomi theo học các kỹ thuật chiến đấu của các Võ tăng ở chùa Thiếu Lâm, một chùa Thiền Tông tại Trung Quốc, rồi phát triển các kỹ thuật này thành một môn võ công mới sau. Đệ nhị Thế chiến.Các võ sĩ dùng kỹ thuật lien quan đến tay chân như chưởng và cước.

Trong lúc luyện tập có dụng cụ bảo vệ thân thể và các võ sinh có thể tự do tấn công và tự vệ. Khi thi đáu , các võ sinh mặc võ phục như các vị sư Thiền Tông ( vì việc luyện tập này được xem là một phần tu thiền) và chỉ biểu diễn cá thế Kata. Có khoảng 1.300.000 người Nhật và 150.000 người ở các nước khác luyện tập môn võ Thiếu Lâm Nhật Bản.

Tham khảo thêm một số thông tin về Nhật Bản được nhiều người quan tâm:

Tỷ giá tiền Nhật Bản hôm nay và ý nghĩa các hình ảnh được tin trên tiền Nhật Bản

Xem giờ hiện tại ở Nhật Bản, Việt Nam cách nhật bản mấy giờ?

Xem bản đồ chi tiết các tỉnh và thành phố của Nhật Bản

Tìm hiểu chi tiết về các tỉnh, thành phố của Nhật Bản

Top những bộ phim học được Nhật Bản nên xem một lần trong đời khi còn trẻ

Tìm hiểu về những nết đặc sắc trong nghệ thuật gấp giấy Origami của người Nhật

Tìm hiểu về bộ kimono trang phục truyền thống lâu đời của xứ sở hoa Anh Đào

10 thông tin quan trọng về xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2018 mà người lao động nên biết

Bảng giá chi phí xuất khẩu lao động Nhật bản mới nhất năm 2018


Các tin khác:

Kênh Videos

WEBSITE ĐĂNG KÝ ĐI NHẬT TRỰC TUYẾN HỖ TRỢ TƯ VẤN 24/7 QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC THAM GIA

Follow us on social
097.622.6898