Lựa chọn đi du học hay xuất khẩu Nhật Bản 2019 là một điều khá băn khoăn đối với lao động Việt Nam đặc biệt là các bạn trẻ. Không biết nên đi con đường nào là tốt, con đường nào là phù hợp với bản thân sau này. Hãy để chúng tôi đánh giá các mặt lợi và hại của từng ngành để giúp các bạn dễ dàng lựa chọn được con đường sắp tới của mình nhé.
I. Nên đi du học hay xuất khẩu lao động Nhật Bản?
Thứ 1: Không bao giờ được nhầm lẫn giữa xuất khẩu lao động và du học Nhật Bản
Thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản không phải là đi thực tập, hay đi học mà bản chất là đi lao động.
Đây là hình thức duy nhất đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hiện nay. Trong đó 70% tuyển lao động phổ thông, còn lại là lao động có tay nghề như: hàn, xây dựng, tiện, phay, bào, dệt may…
Người lao động muốn làm việc tại Nhật Bản thì đây là con đường sáng nhất và so với các chương trình khác thì đơn giản và hợp pháp nhất
Theo chương trình này, người lao động vẫn được hưởng lương theo luật Lao động Nhật Bản, hợp đồng phái cử có thể là 1 năm, 3 năm sắp tới có thể là 5 năm. Lợi thế lớn là vẫn được đóng bảo hiểm, đảm bảo mức lương, đảm bảo sinh hoạt theo luật bảo vệ lao động Nhật Bản, đảm bảo chế độ làm việc 8 tiếng/ngày, 40-44h/tuần, nghỉ lễ tết, nhân hệ số thu nhập theo giờ khi tăng ca, làm thêm.
Các điều kiện tuyển đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Với chương trình thực tập kỹ năng, chọn đúng công ty là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thời gian, chi phí và khả năng đi của người lao động. Cần hết sức cảnh giác khi chọn công ty, và đặc biệt không nên nghe cá nhân nào đứng ra đảm bảo hoặc cam kết chắc chắn bởi bản chất chương trình không thể chắc chắn là đi được ngay vì phụ thuộc vào xí nghiệp tuyển chọn.
Du học Nhật Bản đơn thuần chỉ là đi học
Đi du học Nhật Bản cũng đơn thuần chỉ như bạn đi du học tại bất kỳ một quốc gia nào khác. Đơn giản là bạn sang đó để học (gia đình có điều kiện cho con em đi học, hoặc bạn có thành tích học tập tốt được trường cử đi học) tất nhiên là trong quá trình học tập bạn vẫn được phép làm thêm để trang trải cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nhưng:
Làm việc khi đi du học không có nhiều lựa chọn, thông thường vẫn là làm quán ăn, dọn dẹp, khách sạn, cửa hàng,… Quy định của chính phủ Nhật là chỉ cho phép du học sinh được làm việc 28 tiếng/tuần (từ 4h/ngày).
Những việc này là làm thêm nên có thể nghỉ bất cứ lúc nào, không có tính chất ổn định, không có chế độ khác. Thu nhập từ làm thêm khá cao, hoàn toàn có thể giúp du học sinh phần nào trang trải học phí và tiền sinh hoạt. Tuy nhiên, với số tiền lương này không chắc rằng bạn sẽ để dư ra được để gửi về cho gia đình ở Việt Nam. Nếu làm quá số giờ quy định và bị phát hiện, du học sinh lập tức bị đuổi về nước.
Chương trình du học khá đơn giản khi làm hồ sơ giấy tờ, tuy nhiên cần sự hợp tác và khéo léo giữa công ty và gia đình khi phỏng vấn xin visa, gia đình và sinh viên nếu hiểu rõ thì khá đơn giản. Học viên nên chú ý đến những gì công ty nhắc nhở và hướng dẫn.
Du học Nhật Bản vừa học vừa làm không phải là một bức tranh màu hồng như bạn nghĩ
Chương trình du học Nhật Bản vừa học vừa làm là một hình thức đi để học tập. Chi phí bỏ ra cho du học tại Nhật khoảng từ 119 triệu đồng cho đến 250 triệu tùy theo trường học và khu vực. Ngoài thời gian học tập thì du học sinh được phép làm thêm với tối đa 28 tiếng/tuần để kiếm thêm thu nhập và trang trải cuộc sống cho bản thân.
Rất nhiều công ty du học qua mắt mọi người qua những ngôn từ và câu nói tâng bốc vẽ ra một tương lai tươi đẹp cho các bạn du học sinh. Ví dụ như: định hướng đi theo hệ vừa học vừa làm.
Điều này là hoàn toàn sai, thuật ngữ “hệ vừa học vừa làm” ở Việt Nam xuất phát từ một số trường đại học: Bạn đã đi làm rồi, nhưng muốn học thêm để có văn bằng tương đương Đại học hoặc lấy bằng thứ 2, thứ 3,… (có thể khác ngành) hoặc là các công ty, cơ quan của bạn muốn bạn nâng cao trình độ sẽ đăng ký và trả tiền học phí cho bạn theo học mà bạn không có thời gian học giờ chính qui như sinh viên bậc đại học thì bạn học các khóa học vừa học vừa làm này.
Còn du học Nhật thì không có hệ vừa học vừa làm, chương trình du học Nhật hoàn toàn giống các nước tiên tiến khác nhưng yêu cầu về tiếng thấp hơn (tuy vậy sinh viên sẽ có 1-2 năm học dự bị tiếng – đây cũng là khe hở để các công ty du học làm sai đi vì kể cả sinh viên học quá kém thì cũng phải 1-2 năm sau mới thi chuyển hệ, không qua bị đuổi về, và lúc đó công ty đưa đi cũng đã hết trách nhiệm.
Tuy nhiên nhiều gia đình vì không có chi phí cho con em đi xuất khẩu lao động đã lựa chọn con đường này để sang Nhật Bản làm việc. Đây hoàn toàn không phải là sai nhưng so với xuất khẩu lao động thì du học vừa học vừa làm vất vả hơn rất nhiều và công việc cũng bấp bênh hơn bởi vừa đi học vừa đi làm hầu hết các công việc là làm thêm.
Thứ 2: Ai nên đi xuất khẩu lao động và ai nên đi du học Nhật Bản
Ở đây chúng tôi không không đề cập tới vấn đề đi du học tốt hơn hay đi xuất khẩu lao động tốt hơn vì tùy vào nhu cầu của từng người mà sẽ có những lựa chọn, những định hướng riêng cho bản thân mình.
– Đối với những bạn trẻ, mới tốt nghiệp cấp 3, cao đẳng, đại học có thể cân nhắc đi du học Nhật bởi cánh cửa tương lai sẽ rất rộng mở khi tiếng Nhật tốt và có bằng cấp khi về nước. Tuy nhiên, học tiếng Nhật không phải chuyện dễ dàng khi yêu cầu trình độ tiếng Nhật tối thiểu là N5, nên cân nhắc cơ bản và tố chất bản thân xem có phù hợp không.
– Do chưa thể có ngay việc làm thêm (thường sau 1 năm mới được làm thêm hoặc nếu có xin được thì tiếng kém cũng không thể làm lâu được), tài chính gia đình phải sẵn có khi đến kỳ đóng học. Khi chọn các trường ở trung tâm thành phố cũng nên cân nhắc vì chi phí sinh hoạt, ăn ở thường rất cao (Nhật Bản – đất nước đắt đỏ bậc nhất thể giới)
– Với những ai có mục tiêu đi sang Nhật tìm thu nhập phụ giúp gia đình hay tìm hiểu thêm về văn hóa làm việc, học hỏi tiếng Nhật nhưng không đủ năng lực về tài chính nên tìm đến chương trình lao động. Khả năng học kém, độ tuổi cao (23 trở lên), thì cũng chỉ có thể lựa chọn con đường duy nhất này. Thu nhập thông thường của chương trình này khoảng trên 20 triệu/tháng, tích lũy sau 3 năm theo các cơ quan chức năng thống kê vào khoảng 720 triệu sau 3 năm.
– Khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, người lao động phải nhận thức rõ quy trình tuyển chọn chung và riêng của công ty khi tham gia. Hạn chế đi nghe theo người này người kia đứng ra đảm bảo, nên chọn công ty lớn, uy tín. Từ bỏ những suy nghĩ muốn đi nhanh, phí thấp, lương cao vì tất cả đều nẳm trong khung quy trình tuyển chọn thực tập kỹ năng theo JITCO (tổ chức quản lý tu nghiệp sinh ngoài nước của Nhật Bản) quy định từ trước, mức lương cũng theo Luật lao động Nhật quy định.
=>> Như vậy nên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hay đi du học Nhật Bản thì tùy vào nhu cầu, định hướng của mỗi người mà sẽ có những lựa chọn khác nhau. Hãy suy nghĩ thật kỹ để lựa chọn cho bản thân mình con đường phát triển tại đất nước Nhật Bản phù hợp nhất. Nhưng dù bạn lựa chọn con đường nào thì hãy vững tin chỉ cần bạn nỗ lực, cố gắng hết mình thì bạn sẽ được đền đáp xứng đáng.
II. Đã từng đi du học Nhật rồi có được đi xuất khẩu lao động Nhật Bản nữa không?
Để trả lời cho câu hỏi này của nhiều bạn đang có nguyện vọng quay trở lại Nhật Bản làm việc chúng tôi xin đưa ra một số thống tin dưới đây để các bạn hiểu rõ hơn.
Ngoài tham gia chương trình du học, các bạn lao động trẻ có thể sang Nhật Bản sinh sống và làm việc theo chương trình xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, để xin Visa sang Nhật dù theo bất cứ hình thức gì, chính phủ Nhật Bản có những quy định rất khắt khe cho người nước ngoài nhập cảnh vào Nhật Bản.
Tại Nhật Bản, các loại Visa được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cấp thấp đến cấp cao. Theo đó, nếu bạn nào đã từng xin tư cách lưu trú theo diện nào đó thì xin Visa lần thứ 2 phải xin tư cách lưu trú theo diện cấp cao hơn mới được xét duyệt.
Mà theo diện xin visa Nhật Bản thì visa xuất khẩu lao động có cấp độ thấp hơn so với diện Du học sinh Nhật Bản. Do đó, nếu bạn đã từng xin tư cách lưu trú là Du học sinh thì sẽ không được xét duyệt tham gia tiếp chương trình Thực tập sinh Nhật Bản nữa, nếu muốn sang Nhật ở trường hợp này thì chỉ có cách xin tư cách lưu trú theo diện cao hơn như học Thạc sỹ, kỹ sư, du lịch, thăm thân hoặc phái cử ngoại giao do Cơ quan Nhà nước Việt Nam bảo lãnh.
=>>> Do đó nếu bạn đã từng tham gia chương trình du học Nhật Bản nếu muốn quay lại Nhật theo diện XKLĐ thì sẽ không được nữa.
Có nhiều người nghĩ mới chỉ tham gia vào một Công ty du học được 1-2 tháng chưa làm gì cả, sau đó không muốn đi Du học Nhật lại muốn chuyển sang đi Xuất khẩu lao động tại Nhật Bản thì không có vấn đề gì? Thực chất, đi du học Nhật Bản trong năm có 4 kỳ chứ không phải toàn thời gian.
Do vậy, khi bạn mới chỉ nộp hồ sơ đăng ký thôi thì các Công ty Du học Nhật đã phải xúc tiến nhanh việc làm hồ sơ càng sớm càng tốt để xin tư cách lưu trú cho kịp đúng kỳ nhập học, đặc biệt hồ sơ xin tư cách lưu trú diện Du học Nhật cũng đơn giản và dễ dàng nên nhiều trường hợp muốn quay lại đi thực tập sinh sang Nhật Bản lại không đi được nữa.
Đối với những trường hợp đã từng tham gia đi du học Nhật tại một Công ty nào đó ở Việt Nam, muốn chuyển sang tham gia chương trình Thực tập sinh tại Nhật thì phải hỏi rất kỹ và chính xác xem Công ty mà bạn tham gia du học Nhật đó đã xin thư mời của Trường bên Nhật chưa? Đã xin tư cách lưu trú chưa? Nếu chưa thì bạn vẫn có thể xin rút hồ sơ du học để tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản được.
Cuối cùng chúng tôi xin nhấn mạnh 1 lần nữa. Hãy suy nghĩ thật kỹ khi lựa chọn đi du học Nhật Bản hay đi xuất khẩu lao động Nhật Bản để tránh hối tiếc về sau nhé các bạn. Chúc các bạn may mắn!