Cẩm nang đi nhật

TOP 4 điều hết sức thú vị trong hệ thống giáo dục của người Nhật

Một trong những lý do để đất nước Nhật Bản trở nên hấp dẫn với du học sinh là vì quốc gia này không những có nền kinh tế hùng mạnh mà còn phát triển vượt trội về khoa học kỹ thuật và giáo dục. Từ lâu, Nhật Bản đã chú trọng đầu tư cho giáo dục một cách hệ thống, chất lượng và hiện đại. Tuy nhiên trong hệ thống giáo dục của người Nhật cũng có những điều rất thú vị và không hề giống với bất cứ quốc gia nào. Các bạn hãy cùng với công ty xuat khau lao dong nhat ban khám phá những điều thú vị này nhé.

  • #9 điểm nổi bật trong tính cách người Nhật Bản cả thế giới nể phục !
  • Có thể bạn chưa biết: Ý nghĩa của Quốc kỳ nước Nhật
  • Những điều cực kỳ cấm kỵ trong văn hóa của người Nhật

Trường học Nhật Bản được hình thành từ thời Edo (1601-1867), ban đầu với tên gọi “Terakoya” – là nơi mà các nhà sư, võ sỹ dạy chữ và dạy các phép tính cho con em dân thường. Trong thời kỳ này, giao dịch ngoại thương Nhật Bản phát triển mạnh, nhu cầu học chữ cũng phát triển theo, tỷ lệ tới trường rất cao đạt từ 70~80%. Tỷ lệ này cao hơn hẳn so với khu vực thành thị của các nước châu Âu như Anh, Pháp lúc bấy giờ. Tỷ lệ mù chữ của người dân Nhật Bản gần như bằng 0, có hơn 70% học sinh học lên đến bậc Đại học (ĐH), Cao đẳng (CĐ) và Trung học chuyên nghiệp (THCN). Bên cạnh hơn 1.000 trường ĐH và CĐ, chính phủ Nhật Bản còn chú trọng đầu tư vào hệ thống giáo dục trung học chuyên nghiệp, trung học chuyên tu và các trường chuyên môn với mạng lưới dày đặc hơn 3.000 trường. Đó là kết quả của quá trình nỗ lực, rèn giũa, cải cách không ngừng hệ thống giáo dục quốc gia nhằm ươm mầm và nuôi dưỡng tài năng cho thế hệ măng non – thế hệ tương lai của đất nước.

1. Không có kì thi trong 3 năm học đầu tiên

Người Nhật luôn đề cao đức tính, nhân cách của con người, vì vậy trong suốt 3 năm đầu tiên khi bước chân vào trường học, học sinh Nhật Bản không hề phải trải qua bất cứ bài kiểm tra nào. Thay vì nhồi nhét hàng tá kiến thức cho trẻ để chuẩn bị cho các kì thi, họ dạy trẻ cách ứng xử, cách giao tiếp, kỹ năng đối phó với các tình huống diễn ra trong cuộc sống. Giáo viên Nhật được khuyến khích không nên đánh giá học sinh qua quá trình học tập, mà hãy nhìn vào tố chất và phẩm chất của đứa trẻ đó.

tre-em-nhat-phai-tu-gion-dep-lop-hoc

2. Tại trường học không hề có lao công, mọi công việc giọn dẹp các học sinh phải làm tất cả

Tại nước Nhật không hề có lao công trong cách trường học, mọi học sinh đều phải lau chùi, giọn dẹp lớp học trước giờ vào học và khi buổi học kết thúc. Chúng lau chùi, quét tước lớp học, nhà vệ sinh. Học sinh được chia thành các nhóm nhỏ tùy theo từng nhiệm vụ. Những nhóm này sẽ thay phiên nhau trong suốt năm học, vậy nên mỗi học sinh đều tự mình trải qua tất cả các công việc được giao. Khi dọn dẹp, chúng lại được chia nhỏ và thực hiện từng nhiệm vụ một. Yêu cầu này giúp học sinh tăng khả năng làm việc nhóm, chia sẻ trách nhiệm và sự tôn trọng, trân trọng cần thiết cho con người và kể cả mọi đồ dùng xung quanh. Chính vì việc phải tự giọn dẹp lớp học mà thứ các em học sinh được học nhiều nhất trên lớp đó là sự tôn trọng. Học sinh được dạy cách tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng thầy cô giáo của mình. Vì vậy, mối quan hệ giáo viên-học sinh trong trường học Nhật Bản luôn giữ được hình ảnh đẹp và nhân văn.

dong-phuc-hoc-sinh-nhat

3. Học sinh đều phải mặc đồng phục

Từ bậc trung học, các học sinh đều được yêu cầu mặc đồng phục do nhà trường cung cấp. Ở mỗi trường có đồng phục khác nhau, nhưng đều được quy định theo một số tiêu chuẩn như phong cách quân đội, đồng phục học sinh Nhật Bản màu đen cho nam, váy và áo thủy thủ cho nữ. Màu sắc, cách cắt may và trang trí đều rất tinh tế, nhã nhặn. Một số trường học còn khắt khe với quy tắc về phụ kiện như ba lô, trang điểm hay thậm chí là kiểu tóc. Nguoi nhat ban quan niệm rằng việc mặc đồng phục sẽ làm tăng tính cộng đồng trong lớp học, khoảng cách về địa vị xã hội bị xóa bỏ và học sinh có thể toàn tâm toàn ý cho việc học tập và rèn luyện trên lớp.

hoc-sinh-nhat-hoc-nghe-thuat-truyen-thong

4. Tại các trường công học sinh không những học kiến thức mà còn phải học cả nghệ thuật truyền thống

Khác hẳn với các quốc gia phương Tây, Nhật Bản coi nền tảng giáo dục và kiến thức nằm trong những giá trị văn hóa nghệ thuật Nhật Bản truyền thống. Bởi vậy, ở các trường công, chương trình học bao gồm các môn nghệ thuật truyền thống Nhật Bản như Shodo (thư pháp Nhật) hay Haiku – thể thơ nổi tiếng và đặc trưng của văn hóa Nhật. Tất cả đều yêu cầu học sinh phải tiếp cận và nâng cao kiến thức ngôn ngữ cũng như một cách để nhắc nhở thế hệ trẻ gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống. Dù sau này đất nước có hiện đại hóa và phát triển đến đâu thì truyền thống vẫn phải luôn luôn được gìn giữ.

Nhật Bản luôn nghiêm túc trong ổn định và phát triển các mặt, đặc biệt là giáo dục. Các quy định, tiêu chuẩn trong hệ thống giáo dục của Nhật Bản đều rất khắt khe và được thực hiện một cách nghiêm túc bởi học sinh và giáo viên. Vì vậy, việc học kiến thức cũng như tu dưỡng nhân phẩm, đạo đức luôn được đảm bảo, cân bằng cho các học sinh, giúp các em có tương lai sáng lạn tài đức vẹn toàn.

Tham khảo thêm một số thông tin về Nhật Bản được nhiều người quan tâm:

Tỷ giá tiền Nhật Bản hôm nay và ý nghĩa các hình ảnh được tin trên tiền Nhật Bản

Xem giờ hiện tại ở Nhật Bản, Việt Nam cách nhật bản mấy giờ?

Xem bản đồ chi tiết các tỉnh và thành phố của Nhật Bản

Tìm hiểu chi tiết về các tỉnh, thành phố của Nhật Bản

Top những bộ phim học được Nhật Bản nên xem một lần trong đời khi còn trẻ

Tìm hiểu về những nết đặc sắc trong nghệ thuật gấp giấy Origami của người Nhật

Tìm hiểu về bộ kimono trang phục truyền thống lâu đời của xứ sở hoa Anh Đào

10 thông tin quan trọng về xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2018 mà người lao động nên biết

Bảng giá chi phí xuất khẩu lao động Nhật bản mới nhất năm 2018


Các tin khác:

Kênh Videos

WEBSITE ĐĂNG KÝ ĐI NHẬT TRỰC TUYẾN HỖ TRỢ TƯ VẤN 24/7 QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC THAM GIA

Follow us on social
097.622.6898