Cuộc sống tại Nhật bản

Văn hóa xin lỗi của người Nhật – một số cách người Nhật nói xin lỗi

Văn hóa xin lỗi của người Nhật thể đức tính khiêm tốn của con người. Mà khiêm tốn là đức tính được đánh giá rất cao ở Nhật. Việc xin lỗi chưa hẳn là việc nhận mình sai mà có khi nó thể hiện thái độ tích cực, cầu tiến, có ý thức trách nhiệm.

  • Văn hóa tặng quà của người Nhật và những lưu ý khi tặng quà cho người Nhật
  • Từ A-Z các thủ tục bảo lãnh vợ, chồng người thân sang Nhật mới nhất 2018
  • Nghệ thuật gấp giấy Origami và một số cách xếp giấy Origami cơ bản

Ở Việt Nam việc xin lỗi còn đơn giản và sơ sài, nhiều khi lỗi phải thật lớn thì người ta mới xin lỗi. Mọi người thường hay ngụy biện tôi bị cái này, bị cái kia… vv nên tôi mới… người Việt Nam rất hay vậy. Nhưng có thể người Việt Nam họ chưa thấy được tầm quan trọng khi nói lời xin lỗi người khác.

Người Nhật thì không đơn giản như thế. Văn hóa xin lỗi của người Nhật thể đức tính khiêm tốn của con người. Mà khiêm tốn là đức tính được đánh giá rất cao ở Nhật. Việc xin lỗi chưa hẳn là việc nhận mình sai mà có khi nó thể hiện thái độ tích cực, cầu tiến, có ý thức trách nhiệm. Dù có lý do như thế nào đi nữa thì ban đầu họ vẫn nhận lỗi về mình. Họ nghĩ con người bạn là do chính bạn điều khiển nó. Để cho nó mắc sai lầm là lỗi của chính bạn chứ không phải ai khác.

van-hoa-xin-loi-cua-nguoi-nhat

Hẳn là người Việt Nam, bạn cũng biết rằng người Việt Nam là chúa cãi chầy cãi cối. Ví dụ đại thể như khi đi trên đường, có va chạm nhẹ xây xước một chút,  chắc mẻm 90% cả người đúng lẫn người sai sẽ nhảy xuống đấu khẩu trước để coi ai mạnh miệng hơn sẽ thắng. Dù biết mình sai nhưng cũng cãi cho bằng được. Nhưng, thử ở Nhật rồi sẽ thấy, trong văn hóa của người Nhật dù có là một va chạm nhỏ, người ta sẽ lập tức hỏi về tình hình sức khoẻ của đối phương và nói chuyện đàng hoàng, sau đó 2 bên tự giải quyết với nhau ổn thoả or nhờ cảnh sát giải quyết giùm. Và câu đầu tiên khi xảy ra sự việc chắc chắn các bạn sẽ nghe là “sumimasen”.

Khi bạn nói ra lời này, phía đối phương chắc chắn sẽ có một phản hồi khác hoàn toàn chứ không phải như là đứng ra gông cổ cãi cố để rồi cuối cùng mình bị thiệt. Ngay tại Tokyo , các bạn Việt Nam qua đây với tư cách TNS đã vượt qua các điều kiện tuyển xkld Nhật Bản, thi thoảng cũng có đánh nhau khi hưng phấn ( sau bàn nhậu ), hay vi phạm luật nơi ở đề ra… Khi bị nhắc nhở, điều đầu tiên tôi nghe được không phải là ” Em xin lỗi” mà là giải bày,trình bày. rồi không ai nhường ai, rốt cục cũng có rất nhiều trường hợp phải kết thúc cuộc chơi giữa chừng chỉ vì không chịu nói lời “xin lỗi”.

van-hoa-xin-loi-cua-nguoi-nhat-1

Một số cách để xin lỗi ở Nhật

1. Sumimasen

Sumimasen là một trong những từ thông dụng nhất trong cách nói của người Nhật. Nó thường được sử dụng như một lời xin lỗi nhẹ nhàng. Nếu bạn va vào một người nào đó trên tàu điện ngầm, hãy dùng sumimasen.

2. Shitsurei

Shitsurei có thể được hiểu là “Tôi thô lỗ” . Nó là một lời xin lỗi nhẹ nhàng và không trang trọng. Nếu bạn cần phải với tới thứ gì đó trên bàn ăn tối, hãy nói shitsurei.

3. Shikkei

Shikkei có nghĩa tương tự như shitsurei. Nó chủ yếu được sử dụng cho những người đã đi làm. Những người trẻ không sử dụng từ đó. Lần đầu tiên khi các bạn lao động đi xuat khau lao dong Nhat Ban sử dụng nó bạn sẽ biết được bạn đã tham gia vào câu lạc bộ những người đã đi làm tại Nhật Bản.

4. Shitsureishimashita

Shitsureishimashita là một kiểu thì quá khứ trang trọng của Shitsurei. Ở Nhật, thì quá khứ thường được nghe trang trọng hơn.
Nó có thể được hiểu là “Tôi đã thô lỗ” . Dùng từ này khi bạn làm đổ nước trên bàn trong một tình huống công cộng.

5. Gomen

Gomen là một lời xin lỗi không trang trọng mà bạn chỉ có thể sử dụng với bạn thân và gia đình. Đó là từ viết tắt của Gomenasai (dạng ngắn). Nói Gomen nếu bạn trễ 5 phút khi đi gặp gỡ một người bạn.

6. Gomen ne

Gomen ne có thể được dịch thoáng là “Tôi xin lỗi được chứ?”. Nó nghe thật nữ tính. Nói Gomen ne khi bạn trễ 5 phút khi gặp gỡ cô bạn gái của bạn cho bữa tiệc trà chiều.

7. Gomenasai

Gomenasai là từ trang trọng quen thuộc. Điều đó có nghĩa nó nghe rất trang trọng nhưng bạn chỉ có thể sử dụng nó với người mà bạn có một mối quan hệ thân thiết. Mặt khác, đừng sử dụng Gomenasai với cấp trên của bạn. Dùng từ này khi bạn trai hoặc bạn gái của bạn nổi giận với bạn.

Việc tập thói quen xin lỗi cũng chẳng đơn giản chút nào phải không? Nhưng đó là một phần quan trọng trong văn hóa xin lỗi cũng như truyền thống của “Đất nước Mặt Trời mọc”. Để sang được Nhật làm việc thì bạn sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật. Nhưng để có một cuộc sống tại Nhật như bao người Nhật bình thường khác tốt nhất ngay bây giờ, mỗi ngày  bạn hãy tập thói quen xin lỗi người khác một chút. Bởi quen được nét văn hóa này bạn dễ dàng hoà nhập với cuộc sống ở Nhật Bản, đặc biệt là khi bạn có ý định học tập hay làm việc tại quốc gia này.

Tham khảo thêm một số thông tin về Nhật Bản được nhiều người quan tâm:

Tỷ giá tiền Nhật Bản hôm nay và ý nghĩa các hình ảnh được tin trên tiền Nhật Bản

Xem giờ hiện tại ở Nhật Bản, Việt Nam cách nhật bản mấy giờ?

Xem bản đồ chi tiết các tỉnh và thành phố của Nhật Bản

Tìm hiểu chi tiết về các tỉnh, thành phố của Nhật Bản

Top những bộ phim học được Nhật Bản nên xem một lần trong đời khi còn trẻ

Tìm hiểu về những nết đặc sắc trong nghệ thuật gấp giấy Origami của người Nhật

Tìm hiểu về bộ kimono trang phục truyền thống lâu đời của xứ sở hoa Anh Đào

10 thông tin quan trọng về xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2018 mà người lao động nên biết

Bảng giá chi phí xuất khẩu lao động Nhật bản mới nhất năm 2018


Các tin khác:

Kênh Videos

WEBSITE ĐĂNG KÝ ĐI NHẬT TRỰC TUYẾN HỖ TRỢ TƯ VẤN 24/7 QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC THAM GIA

Follow us on social
097.622.6898